Tên tự viện: CHÙA HUỆ SƠN LINH
31 tháng 8, 2022
Chùa Long An
Tên tự viện: CHÙA LONG AN
Địa chỉ: Tổ 3, Kp 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc: 0786819829
Hệ phái: Bắc tông.
Tông phong: Cổ truyền.
Năm thành lập: 1958
Khai sơn: Ni sư Thích nữ Diệu Giác.
Trụ trì hiện nay: Ni trưởng Thích nữ Hồng Tịnh.
Chùa Long An đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Chùa Bửu Liên
Tên tự viện: CHÙA BỬU LIÊN
Địa chỉ: P11, Tổ 29, Kp 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc: 0798515565
Hệ phái: Bắc tông.
Tông phong: Thiền tôn.
Năm thành lập: 1960
Khai sơn: Ni trưởng Thích nữ Như Từ.
Trụ trì hiện nay: Ni trưởng Thích nữ Như Chánh.
Chùa Bửu Liên đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Tịnh thất Giác Hạnh
Tên tự viện: TỊNH THẤT GIÁC HẠNH
Địa chỉ: K4/18, tổ 49, khu phố 4, phường Bửu Hoà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc: 0985553861
Hệ phái: Bắc tông.
Tông phong: Lâm tế.
Năm thành lập: 1992
Khai sơn: Ni sư Thích nữ Diệu Cúc
Chủ cơ sở hiện nay: Ni sư Thích nữ Diệu Cúc
Tịnh Thất Giác Hạnh đã đăng ký sinh hoạt với GHPGVN và đang chờ Nhà nước công nhận.
Tịnh thất Lộc Uyển
Tên tự viện: TỊNH THẤT LỘC UYỂN
Địa chỉ: 70/14E, khu phố 1, phường Tam Hoà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc: 0364858316
Hệ phái: Bắc tông.
Tông phong:
Năm thành lập: 1986.
Khai sơn: Ni sư Thích nữ Hạnh Minh
Trụ trì hiện nay: Ni sư Thích nữ Hạnh Minh
Tịnh Thất Lộc Uyển đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Thiền viện Duy Lực
Tên tự viện: THIỀN VIỆN DUY LỰC
Địa chỉ: 281G, tổ 8, ấp 4, Phường An Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại liên lạc: 0836.357.624
Hệ phái : Bắc Tông
Tông Phong: Liễu Quán
Năm thành lập: 1997
Tổ sư khai sơn: Cố Hòa thượng Thích Duy Lực.
Trụ trì hiện nay: Sư cô Thích Nữ Pháp Ngân.
Thiền viện Duy Lực đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Tịnh xá Ngọc Pháp
Tên tự viện: TỊNH XÁ NGỌC PHÁP
Địa chỉ:15/18/3, hẻm 45, khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại liên lạc: 0909166937
Hệ phái : Bắc Tông.
Tông Phong: Cổ truyền.
Năm thành lập: 1966.
Tổ sư khai sơn: Hòa Thượng Thích Huệ Năng.
Trụ trì hiện nay: Đại đức Thích Huệ Hải.
Tịnh Xá Ngọc Pháp đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Niệm Phật Đường Long Thiền
Tên tự viện: NIỆM PHẬT ĐƯỜNG LONG THIỀN
Địa chỉ: Ấp Tân Mỹ, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại liên lạc: 0919856156.
Hệ phái: Bắc truyền.
Tông Phong: Cổ truyền.
Năm thành lập: 1972
Tổ sư khai sơn: Ni trưởng Thích nữ Huệ Hương.
Trụ trì hiện nay: Ni trưởng Thích nữ Huệ Hương.
Niệm Phật Đường Long Thiền đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Chùa Bình An
Tên tự viện: CHÙA BÌNH AN
Địa chỉ: Đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc:
Hệ phái: Bắc tông.
Tông phong: Liên tông Tịnh độ Non bồng.
Năm thành lập: 1962
Khai sơn: Ni trưởng Thích nữ Diệu Hoà.
Trụ trì hiện nay: Ni sư Thích nữ Diệu Thanh.
Chùa Bình An đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
Tịnh xá Ngọc Hảo
Địa chỉ: Khu phố 8, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại liên lạc: 0395109620.
Hệ phái: Bắc tông.
Tông Phong: Cổ truyền.
Năm thành lập:
Tổ sư khai sơn: Sư cô Kiên
Trụ trì hiện nay: Đại đức Thích Minh Thiện.
Tịnh Xá Ngọc Hảo đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.
30 tháng 8, 2022
Chùa Bái Đính
Mặc dù mới hoàn tất trên 30% tổng khối lượng xây dựng, nhưng mỗi ngày chùa Bái Đính đón trên 50.000 người thập phương đến chiêm ngưỡng công trình.
Chùa Thơ Mít
Ngôi chùa bề thế trang nghiêm nằm giữa một khuôn viên rộng. Lối kiến trúc của chùa Thơ Mít nổi bật với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút cùng nhiều chi tiết chạm khắc công phu, tinh tế. Đây là nơi để cho bà con Phật tử đến sinh hoạt, vui chơi trong các dịp lễ hội.
Với người Khmer Nam Bộ, ba thế hệ thường chung sống trong một nhà theo tín ngưỡng của Phật giáo Tiểu thừa nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới đều diễn ra ở các ngôi chùa cổ kính, mang đậm màu sắc đạo Phật, và chùa Thơ Mít chính là một ngôi chùa như thế.
Chùa Munir Ansay
Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn ở thành phố Cần Thơ. Ngoài nét cổ kính, ngôi chùa còn rực lên một màu sắc rực rỡ khiến du khách phương xa chú ý, từ lâu đã thu hút đông đảo du khách tham quan, hành hương.
Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được khánh thành năm 2006, nằm giữa lòng hồ Truồi, xung quanh là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Điểm cuốn hút du khách đến đây chính là phong cảnh hồ Truồi thật hữu tình, tĩnh lặng. Thật thú vị khi du thuyền trên hồ nước trong xanh phẳng lặng, xung quanh là núi non hùng vĩ, thưởng thức vẻ đẹp của trời mây non nước và hoà vào dòng người trẩy hội "chùa trên đảo" trong những ngày xuân.
Chùa Khánh Vân
Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái.
Chùa Quán Âm (chùa Ước)
Khách thập phương gọi ngôi chùa Quán Âm ở xã Tân Ngãi- TP Vĩnh Long, nằm cạnh cổng chào TP Vĩnh Long, gần ngã ba đường tránh TP Vĩnh Long (QL1) là chùa Ước.
Theo người dân địa phương, từ mùng 1 tết đến nay, ngày nào ngôi chùa này cũng đón hàng trăm lượt ô tô, xe khách với hàng ngàn lượt người.
Chùa Hang São
Di tích chùa Hang São nằm trong núi São với độ cao 200m, thuộc địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn chạy dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam thuộc địa phận thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Chùa Hang São có tên gọi theo tiếng địa phương là chùa São. São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.
Chùa Hang São còn có tên chữ là Hương Thảo Tự. Hương tên chữ là “Hương núi”; Thảo có nghĩa là “Thảo mộc”, với ý nghĩa “Mùi thơm của các loài cây nơi núi cao.”
Tương truyền, động chùa này được phát hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi "long chầu hổ phục", có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây, nay vẫn còn cung Thái mẫu ở trong động.
Đến thời tiền Lê, một nhà vua đến động này và đặt tên là “Động Hương Thảo tự” để sánh với động Hương Tích tự ở trấn Sơn Tây. Ngày nay, người dân địa phương quen gọi là chùa Hang São.
Chùa Hang São nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, quá trình đứt gãy của địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn kéo dài từ kỷ Cambri cách đây 540 triệu năm, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Có thể nói đây là một giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta.
Trong giai đoạn này, Lục Yên chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các vận động tạo núi Calêđôni và Kimêta thuộc đại trung sinh. Vì vậy, các dãy núi vùng Lục Yên đều có hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sự uốn nếp và nâng lên trong các hoạt động tạo núi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm và hòa tan đá vôi thành canxicacbonat cùng các điều kiện vật lý hóa khác là nguyên nhân chính tạo ra địa hình, địa mạo và sự kỳ ảo của hệ thống hang động đất Ngọc Lục Yên.
Chùa Hang São là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. Khởi thủy chùa São được các cư dân Tày bản địa xây vào thế kỷ XIII-XIV để thờ Phật. Tới thời Lê Trung Hưng, khi Vũ Văn Mật xây thành Đại Đồng, châu Thu Vật, trấn Tuyên Quang, thấy con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông, do đó Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần.
Với trọng trách của mình, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên, phổ biến cho bà con Tày bản địa và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Bà đã cùng chủ tướng Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng. Riêng Chùa hang São bà biến làm kho tập kết lương thực phòng khi chiến tranh với nhà Mạc.
Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn, bà Vũ Thị Ngọc Anh do có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: “Bà chúa lương”; “Bà chúa kho”; “Bà chúa Bầu”; “Bà Anh thần nông.” Người địa phương còn gọi bà là “Bà Bụt hay bà Ỏn.”
Theo “Đại Nam nhất thống chí,” doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh. Sau khi bà mất, tưởng nhớ tới công ơn của bà, nhân dân thôn bản tôn thờ bà Vũ Thị Ngọc Anh trong chùa hang São.
Sang tới thời Nguyễn với việc coi trọng việc tu bổ đình, đền, chùa và nghi thức tế tự, nhân dân bản São dựng thêm một ngôi chùa nhỏ với ba gian nhà tranh, kết cấu theo kiểu chuôi vồ thờ Phật và bà Vũ Thị Ngọc Anh ở trước chùa hang.
Chùa hang São có cửa hang quay theo hướng Đông Bắc, gần song song so với tả ngạn sông Chảy, cách sông Chảy khoảng 500m. Quần thể chùa hang São gồm 1 chùa thiên tạo (chùa São) và một chùa nhân tạo (chùa Hang). Chùa hang São cách chùa Hang 100m, hiện tại chỉ còn phần nền nằm trong khu khuôn viên trường tiểu học xã Tân Lập đã bị biến dạng, không thể nhận biết chính xác vị trí từng hàng chân cột, trong lớp đất mặt có nhiều ngói vỡ, so sánh chúng khá đồng dạng với các mẫu ngói được phát hiện tại Đình làng São.
Chùa hang São là một ngôi chùa thiên tạo, từ lâu đời đã được nhân dân sử dụng làm nơi thờ cúng và được chia làm ba chùa; chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Hạ, là một mái đá có mặt nền gồ ghề, rộng 10m, sâu 5m, chính giữa là một ban thờ bằng đá khá bằng phẳng.
Chùa Trung là một vách đá dựng đứng và được nối với chùa Hạ bằng một con đường nhỏ cheo leo bám theo vách đá.
Chùa Thượng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất, chùa có cấu tạo gồm 2 phần; hang trên và hang dưới: Hang trên (Tiền Đường) có mặt nền tương đối bằng phẳng, có đường thông với Trời, sâu hang 32 m, rộng hang 38 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.216 m². Hang dưới (Hậu cung) thấp hơn so với hang trên khoảng 5 m, sâu hang 79 m, rộng hang 22 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.738 m².
Quan sát nền hang cho thấy có nhiều mảnh gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ 18-19. Tại nền hang vào thập niên 90 các nhà khảo cổ đã có cuộc khảo sát và phát hiện ra nhiều công cụ, mảnh tước, với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp trên đá cuội thuộc nền văn hóa Sơn Vi. Chính giữa hang là tòa Tam Bảo và ba pho tượng Di Đà bằng đá (tự nhiên).
Quan sát cả hang trên và hang dưới cho thấy trên vòm trần có nhiều khối nhũ đá rủ xuống tạo thành hình thù lạ mắt, nơi hậu cung là một quần thể những nhũ đá tạo nên các pho tượng Phật với nhiều hình dáng và màu sắc, khiến ta như ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Tháng 12/1949, chùa Hang São, xã Tân Lập vinh dự là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ hai. Đây là dấu mốc quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lục Yên về việc huy động sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, góp phần tích cực vào chiến thắng Sông Thao.
Ngày 17/9/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND công nhận chùa Hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh.