Gần đây, tôi thấy khá nhiều bài trên các trang du lịch giới thiệu về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, nói rằng đây là một điểm du lịch tâm linh quy mô lớn, hoành tráng. Tôi tò mò, tìm đọc lại các tài liệu hiện có của mình, xem ngôi chùa này có lịch sử thế nào. Lạ thay, không thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng Quảng Ninh có một ngôi chùa nổi tiếng tên là chùa Ba Vàng hết.
Nhờ đến Google thì có rất nhiều kết quả, đa số là ca ngợi ngôi chùa, nhưng cuối cùng cũng tìm được thông tin về lược sử chùa Ba Vàng. Thông tin dưới đây được trích từ website chính thức của chùa Ba Vàng (chuabavang.com.vn), có giản lược đi một ít:
Đến năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh – đã được chính quyền và nhân dân địa phương tha thiết thỉnh cầu về làm trụ trì chùa Ba Vàng.
Tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử và hoằng dương Phật Pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn khang trang.
Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500 m²), Lầu Chuông (112 m²), Lầu Trống (112 m²), Hành Lang La Hán (200 m²), Nhà Bảo Tàng (700 m²), Thư Viện (700 m²), Khu Nhà Tăng (1600 m²), Thiền Đường (960 m²), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội, và một số công trình phụ.
Ngày 9/3/2014 (9/2/ Giáp Ngọ ) chùa Ba Vàng tổ chức Đại Lễ Khánh Thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương"
Vụ việc đang diễn ra và đang được cơ quan chức năng vào cuộc xem xét để đưa ra kết luận, xin phép không kể lại và cũng không bình luận. Chỉ xin trích dẫn các thông tin tìm được để mọi người cùng xem và... hiểu sao thì hiểu!
Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn
Chính điện chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn
Nhờ đến Google thì có rất nhiều kết quả, đa số là ca ngợi ngôi chùa, nhưng cuối cùng cũng tìm được thông tin về lược sử chùa Ba Vàng. Thông tin dưới đây được trích từ website chính thức của chùa Ba Vàng (chuabavang.com.vn), có giản lược đi một ít:
Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340 m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí.Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.
Chùa Ba Vàng sau khi được xây dựng lại năm 1993
Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Trên cây hương bằng đá, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ, nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.
Cây hương đá
Chữ Thành Đẳng Sơn trên cây hương
Chữ Bảo Quang Tự trên cây hương
Những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc tại sao lâu nay chùa Ba Vàng không được nhắc tới: Bởi vì từ lâu chùa chỉ còn là phế tích, chỉ mới trùng tu lại bằng xi măng năm 1993.
Vậy còn quá trình biến từ một ngôi chùa đơn sơ bằng xi măng thành ngôi chùa hoành tráng ra sao? Đây là câu trả lời (trích nguyên văn từ website chùa Ba Vàng):
Tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử và hoằng dương Phật Pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn khang trang.
Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500 m²), Lầu Chuông (112 m²), Lầu Trống (112 m²), Hành Lang La Hán (200 m²), Nhà Bảo Tàng (700 m²), Thư Viện (700 m²), Khu Nhà Tăng (1600 m²), Thiền Đường (960 m²), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội, và một số công trình phụ.
Ngày 9/3/2014 (9/2/ Giáp Ngọ ) chùa Ba Vàng tổ chức Đại Lễ Khánh Thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương"
Đúng là một kỳ công khi trong một thời gian ngắn ngủi như vậy (2007 về trụ trì, 2011 khởi công xây dựng chùa, 2014 hoàn tất công trình) vị sư trụ trì đã biến một ngôi chùa đơn sơ (hình trên) thành một ngôi chùa quy mô đồ sộ (hình dưới). Vậy ông là ai? Cũng chính trên website chùa Ba Vàng cho ta biết tiểu sử Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa, như sau (trích nguyên văn):
Đại đức Thích Trúc Thái Minh
Thầy pháp danh là: Thích Trúc Thái Minh; Thế danh: Vũ Minh Hiếu sinh năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.Thầy là người con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông Thầy đã thi đỗ Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Trong thời gian học tập Thầy là một học sinh xuất sắc. Sau khi hoàn thành khóa học Thầy đã ở lại trường và trở thành một giảng viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và hết lòng vì học sinh. Sau hơn 5 năm công tác tại trường Thầy đã chuyển sang làm việc tại Viện Chế Tạo Máy thuộc Bộ Công Nghiệp. Tưởng chừng như cuộc sống trôi qua êm đềm. Nhưng từ cái chết của người chị họ đã khiến cho Thầy không khỏi bàng hoàng trước sự vô thường của kiếp nhân sinh.Những câu hỏi về cái chết và giá trị cuộc đời cứ lớn dần lên. Những câu hỏi mà Triết học cũng như những kiến thức khoa học không thể trả lời được, trong khi những băn khoăn đó luôn đeo đẳng Thầy. Vì thế Thầy quyết định phải đi tìm lời giải đáp cho chính mình. Thầy bắt đầu đi tìm hiểu về Đạo Phật và biết rằng đây là con đường mình sẽ đi. Ngày 19/6/1998 nhằm ngày vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Thầy cùng năm người bạn đồng tu đã làm lễ Phát Bồ Đề Tâm ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, trước sự chứng minh của Hoà Thượng Viện chủ và chư Tăng.Sau một thời gian, cảm thấy nhân duyên xuất gia đã chín mùi Thầy quyết định dấn thân vào chốn Thiền môn nơi cửa Phật dưới sự giáo dưỡng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.Năm 2002, Hòa Thượng cử Thầy ra Bắc để góp sức xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Năm 2007, được chấp thuận của chính quyền và sự cung thỉnh của nhân dân Phật tử Thầy đã nhận trách nhiệm trụ trì chùa Ba Vàng.
Trên đây là những hình ảnh, thông tin trích từ website chính thức của chùa Ba Vàng. Tôi không có ý kiến bình luận gì hết, chỉ làm nhiệm vụ kết xuất thông tin cho mọi người đọc thôi. Hiện nay, ngoài website chính thức, chùa Ba Vàng còn có fanpage Facebook (@chuabavang.com.vn). Nhiều website về du lịch, tâm linh, nhiều kênh YouTube đang quảng bá mạnh mẽ cho chùa này. Rõ ràng là chùa đang làm công tác PR rất tốt!
Một video mới đăng trên Fanpage Chùa Ba Vàng ngày 21/03/2019
Vài ngày nay, chùa Ba Vàng đã nổi tiếng lại càng "nổi tiếng" hơn khi báo Lao Động đăng loạt phóng sự "Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ", trong đó đỉnh điểm của sự vô nhân tính, gây căm phẫn trong dư luận xã hội là lấy cái chết đau lòng của cô gái giao gà để truyền bá về việc vong báo oán, hù dọa người nhẹ dạ. Xin xem một bài viết tại đây: Clip: "Gọi vong" chùa Ba Vàng - bí ẩn nguồn thu trăm tỉ.
Vụ việc đang diễn ra và đang được cơ quan chức năng vào cuộc xem xét để đưa ra kết luận, xin phép không kể lại và cũng không bình luận. Chỉ xin trích dẫn các thông tin tìm được để mọi người cùng xem và... hiểu sao thì hiểu!
Phạm Hoài Nhân
Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa
Tam quan nội được thiết kế theo kiểu đình chùa Bắc Bộ, gồm 3 cửa hình vòm (cửa ở giữa lớn nhất). Phía trên 3 cửa là 3 lầu chuông lợp ngói, các góc mái gắn tượng linh vật Long, Lân, Quy, Phụng
Mặt trước tam quan nội có khắc nổi câu đối bằng chữ Hán. Tam quan nội nhìn ra hồ nước hình bán nguyệt có bố trí ghế đá, tiểu cảnh, cây xanh. Giữa hồ là ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc chùa Một Cột (Hà Nội) tọa trên lá sen cách điệu
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát bằng đá trắng uy nghi nhìn xuống phía cổng tam quan vào chùa. Từ đây có thể nhìn xuống thấy toàn bộ thành phố Uông Bí phía xa
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam năm 2014 đã công nhận Chùa Ba Vàng là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất, đó là tòa Đại Hùng Bảo Điện đạt kỷ lục Việt Nam kể từ ngày 9 tháng 3 năm 2014
Đại Hùng Bảo Điện
Cùng với đó, khuôn viên chùa được thiết kế công phu, tạo cảnh quan đẹp dựa theo địa thế tự nhiên nằm trên đỉnh núi của chùa
Đặc biệt, với hành lang La Hán hai bên, bộ tượng đá 18 vị La Hán được bày trí hài hòa, mỗi vị mỗi vẻ, gây ấn tượng đối với du khách và phật tử thập phương
Tượng Phật Tổ nằm phía sau chùa, là nơi cao nhất có thể nhìn bao quát cảnh chùa, một mặt tựa lưng vào núi, mặt trước hướng về phía cổng chùa nơi có tượng Phật Bà Quan Âm, xa xa là Tp Uông Bí.
Nhà thờ Tổ còn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thư phòng trong chùa
Toàn Dũng Media
Thăm chùa Ba Vàng - điểm đến tâm linh ở xứ than
Một khung cảnh bao la, hùng vĩ với những mái vòm cong vút in hình lên trời xanh, không khí thanh tịnh, hương trầm thơm ngát là không gian ở chùa Ba Vàng, điểm đến tâm linh ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
Dừng chân nơi cổng chùa, bước qua cổng tam quan du khách bắt đầu bước theo những bậc đá đi dần lên cao. Từ đây, một không gian êm đềm mở ra với tiếng róc rách của suối, cây và đá bài trí hài hòa khiến mọi người như quên hết mệt nhọc của chuyến hành trình.
Lên đến lưng núi, không gian chùa càng rộng mở. Từ cổng tam quan nội cao, rộng và kỳ vĩ, ngước nhìn lên Đại Hùng Bảo Điện là những mái vòm cong vút in hình lên trời xanh.
Phía trước điện là hồ nước với biểu tượng chùa Một Cột tọa lạc trên đài sen, tượng Quan Âm Bồ Tát cùng những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ tạc những lời răn của Đức Phật.
Trong không gian rộng lớn, du khách có thời gian thưởng ngoạn và lần lượt chiêm bái Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán ở hai bên chùa, nhà bảo tàng, thư viện, khu hà tăng…
Đứng trên sân chùa, phóng tầm mắt ra xa là rừng thông bạt ngàn xanh tốt, vi vu trong gió. Xa xa là những ngọn núi nhấp nhô nối tiếp và dòng sông Bạch Đằng gợn sóng bên những mái nhà ẩn hiện trong sắc xanh của rừng.
Trên cao lộng gió, trước không gian khoáng đạt và thanh tịnh, lắng lòng mình trước cửa Phật, mọi ưu phiền của khách hành hương phút chốc như được xua tan...
Chùa Ba Vàng là điểm đến tâm linh của du khách ở Quảng Ninh - Ảnh: N.T.Lượng
Tọa lạc trên núi Ba Vàng, chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngọn núi này xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn, nơi có địa thế đẹp. Hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, sơn thủy hữu tình.
Xưa kia chùa Ba Vàng được dựng lên bằng gỗ. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, tức năm 1706. Trải qua thời gian chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Ngày nay ngôi chùa được đầu tư xây dựng khang trang, đẹp đẽ, tựa lưng vào núi.
Xưa kia chùa Ba Vàng được dựng lên bằng gỗ. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, tức năm 1706. Trải qua thời gian chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Ngày nay ngôi chùa được đầu tư xây dựng khang trang, đẹp đẽ, tựa lưng vào núi.
Sau khi hành hương về núi thiêng Yên Tử, chùa Ba Vàng sẽ là ngôi chùa được du khách đến chiêm bái lễ Phật trong hành trình về đất mỏ Quảng Ninh. |
Dừng chân nơi cổng chùa, bước qua cổng tam quan du khách bắt đầu bước theo những bậc đá đi dần lên cao. Từ đây, một không gian êm đềm mở ra với tiếng róc rách của suối, cây và đá bài trí hài hòa khiến mọi người như quên hết mệt nhọc của chuyến hành trình.
Lên đến lưng núi, không gian chùa càng rộng mở. Từ cổng tam quan nội cao, rộng và kỳ vĩ, ngước nhìn lên Đại Hùng Bảo Điện là những mái vòm cong vút in hình lên trời xanh.
Phía trước điện là hồ nước với biểu tượng chùa Một Cột tọa lạc trên đài sen, tượng Quan Âm Bồ Tát cùng những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ tạc những lời răn của Đức Phật.
Trong không gian rộng lớn, du khách có thời gian thưởng ngoạn và lần lượt chiêm bái Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán ở hai bên chùa, nhà bảo tàng, thư viện, khu hà tăng…
Đứng trên sân chùa, phóng tầm mắt ra xa là rừng thông bạt ngàn xanh tốt, vi vu trong gió. Xa xa là những ngọn núi nhấp nhô nối tiếp và dòng sông Bạch Đằng gợn sóng bên những mái nhà ẩn hiện trong sắc xanh của rừng.
Trên cao lộng gió, trước không gian khoáng đạt và thanh tịnh, lắng lòng mình trước cửa Phật, mọi ưu phiền của khách hành hương phút chốc như được xua tan...
Biểu tượng chùa Một Cột tọa trên lá sen trong quần thể chùa - Ảnh: N.T.Lượng
Cổng tam quan nội - nơi du khách chính thức bước vào không gian chùa - Ảnh: N.T.Lượng
Không gian cổng chùa Ba Vàng nhìn từ lưng chừng núi - Ảnh: N.T.Lượng
Không gian khoáng đạt trước sân chùa - Ảnh: N.T.Lượng
Đá, suối và cây cỏ ở chùa Ba Vàng - Ảnh: N.T.Lượng
Ngôi Đại Hùng Bảo Điện là chính điện lớn nhất chùa Ba Vàng - Ảnh: N.T.Lượng
Những mái chùa nối nhau liên tiếp trong không gian chùa - Ảnh: N.T.Lượng
Rừng thông như tấm thảm xanh mát phía trước chùa - Ảnh: N.T.Lượng
Thông tin cho bạn
- Ở chùa Ba Vàng có không gian cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, uống nước.
- Nếu ăn mặc không đúng quy cách, du khách sẽ được cán bộ ban quản lý chùa nhắc nhở và chỉ được dừng chân ở cổng chùa.
- Du khách đến lễ chùa gửi xe không phải mất tiền và được hướng dẫn cụ thể đường hướng lên chùa.
- Dù đi mùa nào, chùa Ba Vàng cũng là điểm đến tâm linh phù hợp cho du khách thập phương.
NGUYỄN THẾ LƯỢNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét