Địa Tạng Phi Lai Tự - Điểm du lịch văn hóa tâm linh
Chùa Địa Tạng Phi Lai ( tên cổ là chùa Đùng) cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương Đông là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Chùa Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa Phật.
Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông dưới chân núi, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh ngay lần đầu tiên du khách đặt chân đến. Ảnh: Công Đạt
Đường đến ngôi chùa đẹp này khá rộng rãi, rất đẹp và dễ đi. Để đến được đây, bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng lái xe là đến tận cửa chùa. Theo mình, bạn có thể chọn đi ô tô hoặc xe máy để đến đây. Vì phương tiện nào cũng dễ di chuyển cả. Vị trí chùa ở trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng nên có hẳn một bãi xe lớn. Vì thế bạn có thể an tâm lái ô tô để đến đây. Từ bãi đỗ xe, bạn đi bộ thêm một đoạn ngắn là đến ngay ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian bình lặng bậc nhất Hà Nam.
Hai pho tượng Hộ Pháp Kim Cang khổng lồ ở lối dẫn vào chùa Địa Tạng Phi Lai tự, thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm và phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Ảnh: Công Đạt
Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa khác biệt so với những ngôi chùa khác.
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát.Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.
Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.. Ở khuôn viên của chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, các thảo dược, thuốc chữa bệnh, rau rừng,…tất cả đều được chăm sóc bởi các sư và người dân. Dưới chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20 m² để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc chay. Còn với những ai thích đọc sách, nhất là những quyển sách nuôi dưỡng tâm hồn thì đây đúng là thiên đường với số lượng sách đáng nể phủ kín các bức tường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi trong không gian yên tĩnh của chùa để thưởng thức trà hay ngắm nhìn những chậu phong lan sau nhà thờ Tổ.
Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Khánh Long
Hành lang chuông gió sau lưng chùa là điểm check-in ấn tượng. Ảnh: Khánh Long
Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Địa Tạng Phi Lai tự thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách viếng thăm mỗi năm. Đây không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn mang đến cho khách viếng sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn. Ảnh: Khánh Long
Hướng dẫn địa lý và phương thức di chuyển:
Xuất phát từ Hà Nội, du khách sẽ đi mất khoảng 70km. Đường đến chùa khá rộng rãi, dễ đi. Nếu tự lái xe, chỉ mất tầm 1 tiếng tới tận cổng chùa. Nếu di chuyển bằng xe khách, du khách đến bến xe Giáp Bát (Quận Hoàng Mai – Hà Nội) đi theo chuyến Hà Nội – Ninh Bình (đi quốc lộ 1A cũ), hoặc xuất phát từ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Nếu di chuyển bằng ô tô riêng, lịch trình sẽ đi đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình ra ở điểm Phủ Lý - Hà Nam (quốc lộ 1A) là đến chùa Địa Tạng.
Thực hiện: Khánh Long - Công Đạt
Thăm chùa Địa Tạng Phi Lai
Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc nổi tiếng mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh đẹp và bình yên. Một trong những ngôi chùa đẹp nơi đây là Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chùa Địa Tạng Phi Lai (tên Nôm còn gọi chùa Đùng) tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh ở Hà Nam. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Rất nhiều đời vua chúa đã về đây. Đến khoảng thế kỷ thứ 17, vua Tự Đức có về đây cầu con, và khi xuống đến chân núi, nhà vua có nói: Phi Lai. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Nghĩa của từ này khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Chùa được đặt tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật rồi. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Dù không phải là một ngôi chùa lớn nhưng Địa Tạng Phi Lai ngày càng có nhiều du khách biết đến nhờ kiến trúc đẹp và có không gian tĩnh lặng thoát tục. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng... Ảnh: Trần Hữu Quảng
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá chân thiện mỹ. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa đến những danh thắng, tại Hà Nam, có một ngôi chùa nổi tiếng đẹp và thanh tịnh được nhiều người biết đến. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một trong những điểm đến tâm linh đẹp mà bạn nên ghé thăm vào dịp đầu Xuân năm mới. Ảnh: Trần Hữu Quảng
Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam.
Cách Hà Nội hơn 70 km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015.
Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có nghĩa là quay trở lại, hoặc không. Tên của ngôi chùa có nghĩa là nơi Địa Tạng Vương Bồ Tát thường ghé đến, hoặc cũng có thể là nơi Ngài không bao giờ đến. Mà nơi Ngài không quay lại ắt sẽ hóa đất Phật.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu vị thế “tựa sơn hướng thủy” tuyệt đẹp. Phía sau chùa là rừng thông xanh mát, hai bên là dãy núi mang hình dạng Tả thanh long, Hữu bạch hổ.
Chùa đặt tấm biển đề "Khổ hải (Biển khổ)/Vì là biển nên xin hãy đi trên bờ" nhắc nhở lữ khách đi trên những phiến đá sẫm màu.
Sân chùa đậm chất thiền, với 12 vòng tròn bằng cát được vẽ trên nền sỏi, tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Các hành lang, lối đi, điện thờ trong chùa được các tăng ni, Phật tử, bạn trẻ theo khóa tu ở chùa lau sạch để mọi người thoải mái đi chân trần. "Dép xin để nhẹ dưới thềm/Cho thơm cửa Phật cho Thiền nở hoa" là câu nhắc nhở du khách được đặt ở trước thềm một số gian phòng trong chùa. Ảnh: Hải Nam
Đường nét kiến trúc của chùa có nhiều hoa văn đặc trưng như hoa sen, rồng, công phượng, tái hiện nét nghệ thuật thời Lý - Trần.
Gian thờ Phổ Hiền Bổ Tát.
Khuôn viên chùa có vườn cây ăn trái, thảo dược và rau rừng được chăm sóc cẩn thận. Dưới chân núi còn có một nhà trồng nấm, cung cấp nguyên liệu cho các món chay tại chùa.
Phật tử chăm sóc vườn cây trái trong chùa.
Chùa treo rất nhiều chuông gió. Khi có gió, chuông reo tạo nên những thanh âm réo rắt, huyền diệu, khiến người vãn cảnh như lạc vào chốn bồng lai.
Chùa nằm dưới chân một ngọn đồi có tên là Thượng Sơn. Du khách có thể lên núi để chiêm bái chùa Trung. Trên con đường hành hương có những bức tượng miêu tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Hành lang La Hán trên đường lên núi Thượng Sơn.
Chùa Trung trên núi Thượng Sơn. Đây là ngôi chùa cổ, có thờ Tam Bảo và Đức Ông, Đức Thánh Hiền.
Những bức tượng trên núi Thượng Sơn diễn tả cuộc đời từ khi đản sanh, xuất gia, khổ hạnh và thành đạo của Đức Phật.
Một công trình trong chùa có kiến trúc hình hoa sen giống Chùa Một Cột ở Hà Nội.
Ngoài Chùa Hạ và Chùa Trung trên núi Thượng, chùa còn có khuôn viên Vườn La Hán cho du khách thư giãn, thưởng trà và vãn cảnh chùa với nhiều hòn non bộ, công trình quy mô.
NGUYỄN ĐẠT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét