21 tháng 8, 2022

Chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen, Đồng Tháp)

 Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.

Cổng chùa rất đơn sơ, ghi niên đại là 1962. Mọi người đang tấp nập vô chùa để xem lá sen.

Theo Wikipedia: 

Nong tằm hay còn gọi súng nia, sen a-ma-dôn, sen vua (danh pháp khoa học: Victoria amazonica) là một loài thực vật có hoa, kích thước lớn nhất Họ Súng. Lá cây này có đường kính lên đến 3 mét nổi trên mặt nước, thân cây chìm dưới nước dài đến 8 mét. Hoa màu trắng và chuyển dần màu hồng khi chiều tối. Đây là loài sinh sống ở vùng nước nông ở lưu vực sông Amazon. Súng nia là quốc hoa của nước Guyana.

Loài này thuộc chi Victoria trong Họ Súng, đôi khi trong họ Euryalaceae. Mô tả đầu tiên được xuất bản về chi này do John Lindley vào tháng 10/1837, căn cứ trên mẫu cây do Robert Schomburgk đưa về từ British Guiana. Lindley đã đặt tên chi theo tên nữ hoàng Victoria, và loài Victoria regia.

Tại chùa Phước Kiển, vào mùa nước nổi lá sen ngậm nước nhiều đường kính có thể lên đến 3 - 4 met, còn bình thường khoảng 2 met. Ở đường viền của lá, mép lá cong lên như... nắp khoén (nút chai nước ngọt). Chính nhờ đó mà lá giống như một chiếc thuyền, có thể chở người được.


Ao sen ở phía trước chùa

Chùa xây hai ao để sen nở, một ở phía trước chùa, một ở phía sau, về bên hông chùa. Để đáp ứng sự hiếu kỳ của mọi người, muốn được đứng trên lá sen xem thử có... chìm không, nhà chùa mở dịch vụ chụp hình đứng trên lá sen. Du khách có thể đứng trên lá sen để chụp hình ở ao sen phía sau.

Nhờ lá sen to và dày, lại có cấu trúc thích hợp: mặt trên thì mép lá cong lên, mặt dưới  có nhiều gai và gân lớn, nên lá có thể chịu được trọng lượng lớn. Người ta thử và kết luận rằng người nặng cỡ 80 ký đứng trên lá vẫn... không chìm. Tuy nhiên, để lá sen khỏi rách và đồng thời để phân bổ trọng lực đều hơn trên mặt lá, người ta phải đặt một cái mâm trên lá và khách phải bước lên mâm (phụ nữ mang giày cao gót mà bước trực tiếp lên lá là tan nát đời lá và thê thảm đời người ngay).

Ảnh đứng trên lá sen do dịch vụ tại chùa chụp.


Dĩ nhiên đã gọi là dịch vụ thì bạn phải trả tiền. Giá cả cũng hợp lý thôi, 20.000 đ cho một kiểu đứng trên lá sen. Họ sẽ có người bắc ván cho bạn bước lên lá sen và chụp, 10 phút sau có hình. Vì có nhiều người chờ đến phiên chụp hình, nên bạn chỉ có 2 - 3 phút đứng trên lá sen thôi. Người của dịch vụ đã ngồi sẵn ở vị trí có góc chụp tốt nhất rồi, họ bấm xong là kéo bạn lên ngay. Ngoài một kiểu duy nhất đó, nếu bạn có bạn bè đi theo thì bấm thêm bao nhiêu tấm tùy ý, nhưng chú ý rằng vị trí chụp tốt nhất đã bị "chiếm" và thời gian chụp rất ngắn.



Ngoài việc trả tiền dịch vụ để chụp ảnh bạn hoàn toàn không được phép bước lên lá sen, nhưng bạn vẫn có thể đi trên chiếc cầu nhỏ bắc ngang ao sen và thoải mái chụp bao nhiêu hình cũng được.





Ở chùa Phước Kiển còn có chuyện khá thú vị là chuyện về những con rùa già và hạc. Người ta kể rằng hối năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng rùa y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.

Con rùa kể trên sống ở chùa từ năm 1948, người ta kể rằng nó thường nằm nghe kinh và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.

Vậy là hiện giờ hạc và rùa linh thiêng không còn nữa, nhưng tại chùa những con rùa già vẫn vào chùa và ở yên đó. Những "cụ rùa" này vẫn nằm yên mặc cho trẻ con đùa nghịch. Nhiều người giắt tiền lên mu rùa để tỏ lòng thành kính.

Những "cụ" rùa già ở chùa Phước Kiển

Nếu bạn là khách phương xa mà tới Đồng Tháp chỉ để viếng chùa Lá Sen thì hơi phí công, tốt nhất là nên kết hợp với một chuyến du lịch đến Sa Đéc, như đến thăm Làng Hoa Sa Đéc vào mùa cận Tết chẳng hạn. Khi ấy, trên đường từ Sa Đéc trở về bạn sẽ ghé thăm chùa. Đường đi như sau: Từ Làng Hoa Sa Đéc đi theo quốc lộ 80 hướng về TPHCM khoảng 12 km nhìn bên phải thấy chợ Nha Mân, rẽ phải theo con đường này khoảng 11 km bạn sẽ tới chùa Lá Sen tức Phước Kiển tự, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Phạm Hoài Nhân
Chùa Lá Sen - điểm đến hot nhất miền Tây mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi, lá sen "vua" chịu được sức nặng tối đa 140 kg khiến nhiều du khách tò mò ghé chùa Phước Kiển, Châu Thành, Đồng Tháp. 


Cứ dịp tháng 9, 10 vào mùa nước nổi miền Tây, ngôi chùa nhỏ ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp lại nườm nượp người ghé thăm, chủ yếu vì tò mò loài hoa sen "vua" có lá to, có thể ngồi lên. Buổi sáng khoảng 9h trở đi rất đông khách, vì khung cảnh lúc này đẹp hơn khi trưa nắng. 

Lá sen trưởng thành có đường kính 2-3 m, có thể chịu được sức nặng một người tối đa 140 kg. Phía trong có đặt một tấm nhôm để tránh bị rách lá. 

Để đến chùa, bạn đi theo tuyến quốc lộ 80, qua chợ Nha Mân thì rẽ trái, đi đường ven sông, hỏi người dân về cây cầu gỗ để đến chùa Lá Sen hoặc chùa Phước Kiển. Lưu ý trên đường đi có nhiều nhà dân dựng biển "Gửi xe đi chùa" rồi chào mời dịch vụ xe ôm chở đến chùa. Nếu đi xe hơi bạn nên đến sát cầu thì mới gửi xe, còn xe máy có thể qua cầu vào trong sân chùa. 

Chùa Phước Kiển từng bị dội bom trong chiến tranh nên có nhiều hố bom, nhà chùa cải tạo thành hồ trồng sen, súng. Hồ phía mặt trước chùa nhỏ, bạn đi vòng qua bên phải sẽ tới hồ lớn, nơi có nhiều lá sen to. 

Du khách tham quan hồ sen miễn phí, nhưng để ngồi lên lá sen chụp ảnh thì có người dân sống gần đó làm dịch vụ, bắc ván gỗ đưa bạn lên lá, rồi chụp ảnh. Giá dịch vụ là 20.000 đồng. 

Sen ở đây được trồng từ năm 1992, đến năm 1998 ao khô cạn nước thì bị chết, sau đó mùa nước nổi mới mọc lại. Nếu đến thăm chùa vào mùa hè khi nước chưa về, thì lá sen chưa to, bạn không thể ngồi lên. 

Ngoài chùa Phước Kiển, bạn có thể kết hợp tham quan các điểm đến khác ở Đồng Tháp như Vườn quốc gia Tràm Chim, thủy đạo thép Xẻo Quít... và thưởng thức các món ăn mùa này: lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, bánh xèo. 

Thanh Tuyết
Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

Chùa Phước Kiển được xây dựng vào năm 1847, qua nhiều biến động của thời gian, chùa xuống cấp khá nhiều, đến năm 1962 chùa mới được trùng tu. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng. Đặc biệt hơn cả đây là nơi được tỉnh đội Đồng Tháp dùng làm điểm sản xuất súng, đạn phục vụ chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn đó, người dân địa phương với hình thức đi cúng chùa nhưng thực chất mang lương thực để tiếp tế cho quân giải phóng tại chùa.

Chúng tôi rất xúc động khi đứng trước bài vị của 34 chiến sĩ cách mạng lẫn các nhà sư yêu nước đã hy sinh tại chính ngôi chùa này. Điều khá trùng hợp và lạ lùng hơn cả là hai hố bom của Mỹ bỏ xuống huỷ diệt chùa năm xưa chính là nơi “sinh ra” loại sen kỳ diệu.

Hoà thượng trụ trì cho biết, chuyện phát hiện sen lạ vào năm 1992, đến năm 1998 do nguồn nước cạn kiệt, sen tưởng chừng bị tuyệt chủng, nhưng không hiểu sao khi mùa nước nổi tràn về, sen lại phát triển tươi tốt hơn.


Điều kỳ lạ thứ hai là hoa sen rất to, nở nhiều lần trong ngày và biến đổi màu sắc khác nhau. Cụ thể là 18 giờ hoa nở màu trắng, mùi thơm ngào ngạt, 6 giờ sáng thì nở hoàn toàn, đúng 12 giờ trưa hoa khép lại và chuyển màu hồng, 16 giờ sen nở lần hai và có màu tím tái. Khi hoa nở, nhiệt độ tăng rất cao, nhiều người dân xung quanh tranh thủ mang trà đến cạnh hoa sen lúc nở để hút lấy mùi thơm rất dịu. Hoa sen nở 3 ngày rồi mới tàn. Hạt sen được gieo mầm khoảng 4 đến 6 tháng sẽ tiếp tục ra hoa.

Chị Lê Thị Thúy An, du khách đến từ Tp.Cần Thơ, cho biết: “…Đến đây mới hiểu thêm sự mất mát, hy sinh của những người ngã xuống, đồng thời biết được sự kỳ diệu của một loại thực vật rất hấp dẫn cùng nhiều câu chuyện độc đáo khác…”.

Đó là câu chuyện về nhiều nhà khoa học đã thử mang sen nia này kèm theo nước, bùn đất để trồng tại các địa phương khác, cụ thể là tại Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Đồng Tháp (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và một số khu du lịch khác nhưng sen không sống được.

Câu chuyện thứ hai là chuyện “Ông Quy” (con rùa) về chùa ở với thầy trụ trì từ năm 1948. Năm 1968, binh biến xảy ra, chùa sơ tán khẩn cấp, rùa cũng bò ra đường tránh bom đạn. Không may, một người dân gần đó bắt được. Năm 1970, chùa được dựng lại. Không hiểu làm thế nào mà rùa lại có thể tự thoát, tìm đường về chùa. Khi gần đến chùa, nó lại bị bắt lần nữa, thầy trụ trì phải chuộc rùa về. Thế rồi nó ở hẳn trong chùa từ đó.


Câu chuyện thứ ba là con hạc biết nghe tiếng người. Con hạc được một người dân gần đó bán cho thầy trụ trì với giá 3,1 triệu đồng. Khi cắt dây phóng sinh, hạc chẳng đi đâu mà chỉ sống quấn quýt trong chùa. Hạc rất hiểu tiếng người, làm theo nhiều động tác rất tinh khôn như: bay, vỗ cánh, che sương. Đặc biệt, ban đêm hạc đứng trên lưng rùa nghe thầy tụng kinh.

Năm 1992, hạc bay đi biệt dạng, sau đó rùa cũng chết. Thầy trụ trì tiếc cả hai con vật thông minh, bèn ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 - 29/7/2002. Hiện chùa còn nuôi dưỡng 3 con rùa khác có tuổi thọ khá cao: 48, 82 và 98 tuổi.

Hoà thượng Thích Huệ Từ nói thêm “…Sen này rất quý, rất mong nhiều nhà khoa học và các ngành hữu quan sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển để không bị tiệt chủng…”

Phan Thị Anh Thư
Lạ lẫm chùa “sen nia” 

Không khó lắm để chúng tôi tìm được chùa “sen nia”, bởi ngôi chùa này khá nổi tiếng với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

Gọi là chùa “sen nia” hay “sen vua” bởi chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang tồn tại một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4 m, tải trọng xấp xỉ 70 kg.

Sở dĩ có được lực tải như vậy là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc .


Lá sen nia.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 52 năm, kể lại: “Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước”.

Chùa Phước Kiển được xây dựng vào năm 1847, qua nhiều biến động của thời gian, chùa xuống cấp khá nhiều, đến năm 1962 chùa mới được trùng tu. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng. 


Đặc biệt hơn cả đây là nơi được Tỉnh đội Đồng Tháp dùng làm điểm sản xuất súng, đạn phục vụ chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn đó, người dân địa phương với hình thức đi cúng chùa nhưng thực chất mang lương thực để tiếp tế cho quân giải phóng tại chùa. 

Chúng tôi rất xúc động khi đứng trước bài vị của 34 chiến sĩ cách mạng lẫn các nhà sư yêu nước đã hy sinh tại chính ngôi chùa này. Điều khá trùng hợp và lạ lùng hơn cả là hai hố bom của Mỹ bỏ xuống huỷ diệt chùa năm xưa chính là nơi “sinh ra” loại sen kỳ diệu.

Hoà thượng trụ trì cho biết, chuyện phát hiện sen lạ vào năm 1992, đến năm 1998 do nguồn nước cạn kiệt, sen tưởng chừng bị tuyệt chủng, nhưng không hiểu sao khi mùa nước nổi tràn về, sen lại phát triển tươi tốt hơn. 


Điều kỳ lạ thứ hai là hoa sen rất to, nở nhiều lần trong ngày và biến đổi màu sắc khác nhau. Cụ thể là 18 giờ hoa nở màu trắng, mùi thơm ngào ngạt, 6 giờ sáng thì nở hoàn toàn, đúng 12 giờ trưa hoa khép lại và chuyển màu hồng, 16 giờ sen nở lần hai và có màu tím tái. 

Khi nở nhiệt độ tăng rất cao, nhiều người dân xung quanh tranh thủ mang trà đến cạnh hoa sen lúc nở để hút lấy mùi thơm rất dịu. Hoa sen nở 3 ngày rồi mới tàn. Hạt sen được gieo mầm khoảng 4-6 tháng sẽ tiếp tục ra hoa.

Chị Triệu Mỹ Ngọc, du khách đến từ TP Cần Thơ, cho biết: “Đến đây mới hiểu thêm sự mất mát, hy sinh của những người ngã xuống, đồng thời biết được sự kỳ diệu của một loại thực vật rất hấp dẫn cùng nhiều câu chuyện độc đáo khác”.

Đó là câu chuyện về nhiều nhà khoa học đã thử mang sen nia này kèm theo nước, bùn đất để trồng tại các địa phương khác, nhưng sen không sống được.

Câu chuyện thứ hai là chuyện “Ông Quy” (con rùa) về chùa ở với thầy trụ trì từ năm 1948. Năm 1968, binh biến xảy ra, chùa sơ tán khẩn cấp, rùa cũng bò ra đường tránh bom đạn. Không may, một người dân gần đó bắt được. 


Năm 1970, chùa được dựng lại. Không hiểu làm thế nào mà rùa lại có thể tự thoát, tìm đường về chùa. Khi gần đến chùa, nó lại bị bắt lần nữa, thầy trụ trì phải chuộc rùa về. Thế rồi nó ở hẳn trong chùa từ đó. 

Câu chuyện thứ ba là con hạc biết nghe tiếng người. Con hạc được một người dân gần đó bán cho thầy trụ trì với giá 3,1 triệu đồng. Khi cắt dây phóng sinh, hạc chẳng đi đâu mà chỉ sống quấn quýt trong chùa. Hạc rất hiểu tiếng người, làm theo nhiều động tác rất tinh khôn như: bay, vỗ cánh, che sương. Đặc biệt, ban đêm hạc đứng trên lưng rùa nghe thầy tụng kinh. 


Năm 1992, hạc bay đi biệt dạng, sau đó rùa cũng chết. Thầy trụ trì tiếc cả hai con vật thông minh, bèn ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948-29/7/2002. Hiện chùa còn nuôi dưỡng 3 con rùa khác có tuổi thọ khá cao: 46, 80 và 96 tuổi.

Những người gắn bó với chùa Phước Kiển còn canh cánh nỗi lo là việc ốc bươu vàng đang cắn phá sen nia trong hồ, nguy cơ tận diệt rất gần nếu không có biện pháp bảo vệ ngay từ bây giờ. Hoà thượng Thích Huệ Từ bức xúc nói: “Sen này rất quý, rất mong nhiều nhà khoa học và các ngành hữu quan sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển…”


Bài và ảnh: Song Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét