28 tháng 11, 2024

Chùa Bửu Tháp

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Bửu Tháp

Chùa Bửu Tháp tọa lạc tại ấp Tân Phong, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Tịnh Niêm đương nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa Bửu Tháp có từ thời Cao Miên, hiện được xếp vào một trong những điểm di tích khảo cổ thuộc Văn hóa Phù Nam (Văn hóa Óc Eo), đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng di tích năm 2000.

Chùa Bửu Vương

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Bửu Vương

Chùa Bửu Vương tọa lạc tại ấp Mỹ Thuận, xã Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Huệ Vân trụ trì.

Chùa Bửu Vương được xây dựng năm 1971 do Hòa thượng Thích Chơn Huệ thành lập bằng cây lá thô sơ trên phần đất nhà để tu tập.

Chùa Pháp Hoa

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa tọa lạc tại khu phố Mỹ Lợi, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Trung Định trụ trì.

Chùa Pháp Hoa trước đây có tên là tịnh thất Pháp Hoa – là cái am nhỏ bằng cây lá, do bà Trần Thị Dư, Pháp danh Nhuận An tự Nhật Thừa Liễu Sự thành lập vào năm 1960, trên phần đất nhà 2.039 m² để tịnh cư tu tập.

Cụ bà Trần Thị Dư cũng cho người con gái tên là Dương Thị Nữ, sinh năm 1928, theo Ni trưởng Liễu Tánh xuất gia tu học tại chùa Phật Bửu Ni, được Ni trưởng ban Pháp danh là Minh Thiền. Về sau Ni trưởng Thích Nữ Minh Thiền đã được Sư trưởng Liễu Tánh giao việc điều hành Phật sự tại chùa Phật Bửu Ni cùng với Ni trưởng Thích Nữ Minh Hạnh và Ni trưởng Thích Nữ Minh Viên.

Chùa Long Sơn

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn tọa lạc tại khu phố Mỹ Lợi, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Hiếu đảm nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa này được Hòa thượng Thích Phước Chí húy Tâm Bờ thành lập vào năm Quý Mão (1903). Nguyên ban đầu chùa Long Sơn là do người dân làng Mỹ Tường (nay là khu phố Mỹ Lợi) vì mến mộ Phật pháp nên cùng nhau thành lập một thảo am để thờ Phật, làm nơi chiêm bái, cầu nguyện. Sau vì mến mộ đức hạnh của Hòa thượng Phước Chí - Tâm Bờ (bấy giờ Ngài đang hành đạo tại chùa Thiền Lâm, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè), nên đã cử các ông Văn Thịnh, Văn Tòng, Trần Văn Hảo đến thỉnh Hòa thượng về làng hóa đạo, rồi thỉnh Ngài đứng ra dựng lại thảo am thành ngôi nhà lá 5 gian hai chái rộng rãi và đặt hiệu là chùa Long Sơn.

27 tháng 11, 2024

Chùa Kim Quan

Ngôi chùa từng là cơ sở kháng chiến ở Cẩm Giàng

Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Kim Quan ở thị trấn Cẩm Giang (Cẩm Giàng, Hải Dương) từng là cơ sở kháng chiến thời chống thực dân Pháp.

Khuôn viên chùa Kim Quan

Chùa Khánh Sơn

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Khánh Sơn

Chùa Khánh Sơn tọa lạc tại số 351 đường Mỹ Trang, khu phố 1, phường 4, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Diệu Hạnh trông coi.

Chùa Khánh Sơn là ngôi chùa làng, được người dân thành lập vào năm 1835. Khi mới thành lập ngôi chùa nằm trên một gò đất giồng thuộc làng Mỹ Trang xưa, có vị trí chật hẹp (cách địa điểm ngày nay khoản 800 m). Về sau bổn đạo làng Mỹ Trang đã chung sức cùng với ngài Yết ma Chơn Cần dời Chùa về vị trí hiện nay và tiến hành xây dựng lại, đến năm 1928 thì hoàn thành.

Tịnh Xá Ngọc Thanh

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Thanh

Tịnh xá Ngọc Thanh tọa lạc tại khu phố 2, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Nguyên Liên trụ trì.

Năm 1946, Tổ sư Minh Đăng Quang cùng chư đệ tử vân du hóa đạo tại vùng đất Cai Lậy. Được sự phát tâm của bà Minh Ngọc hiến cúng 2.000 m² (02 công) đất cùng với tín đồ Phật tử nơi đây, kẻ công, người của chung sức xây dựng ngôi tịnh xá Ngọc Thanh để Tổ sư dừng chân hoằng dương Phật pháp. Ban đầu ngôi tịnh xá được xây cất đơn sơ, mái lợp lá dừa nước, cột gỗ, nền đất; bao gồm một gian Chánh điện, cốc nghỉ của Tổ và vài ba cái cốc cho chư Tăng, tất cả đều được làm bằng lá.

26 tháng 11, 2024

Chùa Phước Hòa

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Phước Hòa

Chùa Phước Hòa tọa lạc tại ấp Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni trưởng Thích Nữ Minh Nguyện trụ trì.

Chùa Phước Hòa được thành lập vào năm 1770, do Hòa thượng Thích Bửu Nghiêm, húy Tâm Lân tạo dựng. Ngôi chùa này trải qua nhiều đời trụ trì nhưng vì thời cuộc, Chùa có những thăng trần theo lịch sử nên không còn bút tích gì ghi lại.

Tịnh Xá Ngọc Huệ

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Huệ

Tịnh xá Ngọc Huệ tọa lạc tại số 896, Quốc lộ 1A, khu 3, phường 2, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Minh Tuấn trụ trì.

Căn cứ vào bút tích văn bản “Đạo Tràng” đề ngày 15/7 năm Nhâm Thìn (1952) của Tổ sư Minh Đăng Quang – Tổ khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam: Bấy giờ tịnh xá Ngọc Huệ được hình thành trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho.

22 tháng 11, 2024

Chùa Kim Tiên

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Kim Tiên

Chùa Kim Tiên tọa lạc tại khu phố 2, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay là Trụ sở làm việc của Ban Trị sự GHPGVN thị xã Cai Lậy.

Ngôi chùa Kim Tiên trước kia nằm trên một gò đất cao giữa cánh đồng, xung quanh chùa trồng nhiều cây sao, cây dầu. Theo tài liệu “Địa Phương Chí”, ngôi chùa này được xây dựng vào thời Cảnh Hưng (khoảng từ năm 1740 - 1786) ở Rạch Cái Nứa (nay thuộc xã Thanh Hòa, huyện Cai Lậy). Vị khai sơn ngôi chùa này là Tổ Minh Trí Chiếu Thể, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ. Ban đầu chùa được cất bằng cây lá thô sơ, trải qua 3 đời trụ trì ngôi chùa nơi đây dần đã xuống cấp.

Chùa Minh Đăng

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa Minh Đăng

Chùa Minh Đăng tọa lạc tại ấp Thọ Khương, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Diệu Chơn trụ trì. Đây là ngôi chùa mới được thành lập vào năm 2015.

Vào năm 2010, ông Trần Văn Kỷ, pháp danh Thiện Ngọc, sinh năm 1922, cư ngụ tại ấp Thọ Khương, thường xuyên xin phép chính quyền địa phương tổ chức lễ cầu siêu tại tư gia và có nhiều Phật tử đồng tu cùng về niệm Phật.

6 tháng 11, 2024

Chùa Khải Nam

Chốn thiêng nơi vùng đất biển

Phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) là mảnh đất lưu dấu nhiều giá trị lịch sử - văn hóa cùng các di tích, lễ hội độc đáo, gắn chặt với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển như: đền Cá Lập, đền Lộc Trung, phủ Hới, lễ hội Cầu ngư - Bơi chải... Trong đó, ngôi chùa Khải Nam và lễ hội chùa Khải Nam thể hiện sự phong phú, đa dạng, góp phần tô điểm thêm cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng của đất và người nơi đây.

Chùa Khải Nam trên vùng đất biển Quảng Tiến (TP Sầm Sơn).