28 tháng 4, 2025

Chùa Dược Sư

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Dược Sư

Chùa Dược Sư tọa lạc tại số 5, đường Tết Mậu Thân, phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Minh Bảo đương nhiệm trụ trì.

Năm 1967, Phật tử Diệu Nhàn là người sinh sống tại Mỹ Tho đã phát tâm mua một lô đất với chiều ngang 6 m, dài 20 m, ở phường 4, thành phố Mỹ Tho cúng dường cho Hòa thượng Thích Bửu Nghĩa để xây dựng nên ngôi Tam Bảo làm nơi nương tựa tu tập cho đồng bào địa phương.

Chùa Phước Linh

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Phước Linh

Chùa Phước Linh tọa lạc tại số 1N/10 đường Hoàng Hoa Thám, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Trung Hạnh đương nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa này do Thầy Thích Thiện Tâm, thế danh Nguyễn Văn Thanh thành lập vào năm 1960 để làm nơi tu tập. Ban đầu Chùa được làm bằng tre lá thô sơ. Thầy Thích Thiện Tâm ở đây tu tập cho đến năm 1975 thì viên tịch. Từ đó chùa Phước Linh được Hòa thượng Thích Thiện Đạo kế vị trụ trì.

18 tháng 4, 2025

Chùa Chơn Minh

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Chơn Minh

Tọa lạc tại số 1E9 đường Đốc Binh Kiều, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Chơn Minh ngày nay do Thượng tọa Thích Thanh Định đương nhiệm trụ trì.

Chùa Chơn Minh do Hòa thượng Thích Hiển Pháp thành lập vào năm 1955. Hòa thượng Thích Hiển Pháp là trụ trì chùa Phước Duyên, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1955 do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh nên Hòa thượng đã tản cư sang Mỹ Tho và cất Chùa để làm nơi tiếp tục tu tập. Thuở ban đầu nơi đây chỉ được làm bằng tre lá thô sơ. Hòa thượng Thích Hiển Pháp tu tập và hành đạo tại chùa Chơn Minh cho đến ngày 2 tháng 4 năm 1967 thì viên tịch.

Chùa Bửu Sơn

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Bửu Sơn

Chùa Bửu Sơn tọa lạc tại địa chỉ 197/2, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni trưởng Thích Nữ Huệ Thông đương nhiệm trụ trì.

Những năm giữa cuối thế kỷ XIX, vùng đất Mỹ Tho được nhiều cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào sinh sống; đồng thời còn có một bộ phận người Minh Hương cũng đến định cư tại đây. Khi đến vùng đất mới, phần lớn người dân đều đem theo tập tục tín ngưỡng của mình để làm chỗ dựa tinh thần cho công cuộc sinh tồn và phát triển; ban đầu là các am, miếu được hình thành, cho đến khi cuộc sống ổn định bà con lại bắt đầu dựng Chùa thờ Phật để tiếp tục tu tập, tích công lập đức cho con cháu về sau.

Chùa Diệc

Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc từng một thời là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ, là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…

Tùng Lâm Diệc Cổ nhìn từ trên cao

Chùa Diệc được hình thành như thế nào?

Về thành Vinh, hỏi chùa Diệc hay còn gọi là Tùng Lâm Diệc Cổ, không ai lại không biết. Ngôi cổ tự hiện tọa lạc tại phường Quang Trung – một trong những phường trung tâm của thành phố đỏ anh hùng. Chùa Diệc được biết đến là “cái nôi” tâm linh ở Nghệ An, với rất nhiều huyền tích. Ngay chuyện hình thành ngôi chùa, cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau.

Theo nhiều tài liệu, từ xa xưa có cánh đồng nhiều ao chuôm do bà con đào để lấy nước tưới bỗng một năm hạn nặng khiến đồng bãi quạnh vắng. Nhưng rất lạ là sau một đêm ngủ dậy, người dân đã thấy diệc bay kín trời. Chúng chen chúc nhau ở các lòng ao lòng chuôm đang nứt nẻ, thì trời bỗng nổi giông tố, rồi mưa ào ào rơi xuống.

Chùa Diệc những năm đầu thế kỷ XX

Mưa tạnh, nước đầy… thì một hiện tượng lạ lại xuất hiện là đàn diệc lúc ấy đã chết la liệt cả đồng bãi. Người dân nghĩ rằng những con diệc này do trời phái xuống để làm mưa nên đã thu nhặt xác diệc lại và đắp thành một cái gò nhỏ. Đêm đêm, dân làng lại thấy đàn diệc hiện ra từ gò đất rồi bay lên trời. Vì thế, người làng đã xây cất trên gò một ngôi chùa đặt tên là chùa Diệc.

Theo thời gian, chùa xuống cấp và được dựng lại vào năm 1742, nhưng vẫn rất đơn sơ với mái tranh, vách đất và bao quanh bởi một khu vườn rậm rạp.

Cũng có tài liệu cho rằng, chùa Diệc hiện hữu từ thời nhà Trần. Vào khoảng thế kỷ XIX, Chùa được các Quan đại thần dưới triều Nguyễn phát tâm xây dựng, trùng hưng huy hoàng diễm lệ. Trải qua bao thăng trầm, chùa Diệc chỉ còn lại cổng tam quan, trên lầu gác chuông còn rõ nét 4 chữ Hán: chùa Phật Diệc cổ và 2 tấm bia đá.

Chính điện Chùa Diệc

Một điều rất đáng chú ý, chùa Diệc còn là nơi tìm thấy bản gốc “Văn Chiêu hồn” bằng chữ Nôm của thi hào Nguyễn Du vào năm 1926 do thầy giáo Lê Thước (GS Lê Thước, Trường Quốc học Vinh – PV).

Đến năm 1950, chùa Diệc là trụ sở hành chính của Hội Phật giáo Liên hiệp Liên khu IV. Ở thời Pháp thuộc, chùa Diệc từng là điểm liên lạc bí mật của các chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, Đội Cung, Phan Bội Châu… Chùa cũng là nơi diễn ra lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh với sự có mặt của hầu hết học sinh Trường Quốc học Vinh.

Điểm đến tâm linh

Qua thời gian, chùa Diệc đã không tránh khỏi sự xuống cấp. Có một thời, trụ trì, các sư thầy và phật tử đã phải hành lễ, bái Phật dưới những mái tôn chật hẹp.

Trước sự xuống cấp của công trình Phật giáo một thời danh tiếng, cũng là thể theo nguyện vọng của thập phương phật tử, được sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương, Ban xây dựng Tùng Lâm Diệc Cổ đã quy hoạch tổng thể và được UBND tỉnh Nghệ An chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết. Ngày 25/02/2013, tỉnh Nghệ An đã có Quyết định phục hồi chùa Diệc.

Bức tượng Phật đặt trước chính điện ngôi cổ tự

Qua tìm hiểu của chúng tôi, được biết chùa Diệc được xây dựng qua 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, từ năm 2015 đến năm 2022, gồm giải phóng mặt bằng, san lấp nền, xây dựng Chính điện, nhà cư sĩ, hệ thống giao thông, hệ thống kỹ thuật liên quan. Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến năm 2027, gồm xây dựng Ngũ quan mới, phục chế và bảo tồn Tam Quan cổ, hoàn thành khu Tăng xá đông đường và tây đường, bảo tháp thờ Phật, nhà truyền thống, thư viện và khuôn viên cảnh quan môi trường.

Đặc biệt Toà Tam Bảo chính điện được xây dựng theo kiến trúc và trang trí mỹ thuật truyền thống văn hoá thuần Việt, kết hợp với nét đẹp của văn hoá thời đại, dung hoà giữa mỹ thuật và nhu cầu sử dụng cho hàng nghìn người cùng về tu học một lúc, tạo nên một quần thể tâm linh vừa tôn nghiêm vừa thoáng đãng.

Công trình tâm linh cơ bản hoàn thành đã góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa, thắng cảnh của Tùng Lâm Diệc Cổ; đồng thời tô đậm cảnh sắc Phật đài nơi miền Trung Đô Phượng Hoàng, vang danh một thuở.

Không gian Chùa Diệc trước Tam quan

Chùa Diệc được phục dựng đã đáp ứng không chỉ niềm mong mỏi của các chư tăng mà còn là sự kỳ vọng của phật tử và du khách gần xa. Sau nhiều lần trùng tu, chùa dần trở thành trung tâm Phật giáo ở xứ Nghệ. Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh vẫn là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành.

Phật tử tu tập tại chùa

Tên chùa được mượn ý trong kinh Phật là “diệc bộ diệc xu”, nghĩa là cùng bước theo, cùng chạy theo. Dẫu thế thì trong nhịp sống ồn ã hiện đại, ngôi cổ tự vẫn là điểm đến bình yên của rất nhiều cõi lòng cần sự an nhiên, tự tại.

Theo chia sẻ của Thượng tọa Thích Thọ Lạc - trụ trì chùa Diệc, thì mỗi năm có hàng chục ngàn lượt phật tử về chiêm bái. Đặc biệt, những ngày lễ, Tết, hè… du khách, phật tử tìm về rất đông, càng làm tăng thêm sự uy nghiêm của một công trình tâm linh ở thành phố Vinh.

An Yên

17 tháng 4, 2025

Chùa An Long

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa An Long

Tọa lạc tại xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; chùa An Long hiện nay do Đại đức Thích Nguyên Phước đương nhiệm trụ trì.

Trước đây chùa An Long thuộc về địa phận xã Song Bình, huyện Chợ Gạo. Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho. Sau lần sáp nhập này, chùa An Long thuộc ấp Bình Thành, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Bửu Hưng

 TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Bửu Hưng

Trên địa bàn TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hiện nay có 55 ngôi tự viện; trong số này có rất nhiều ngôi cổ tự được xây dựng qua nhiều thế kỷ, ghi dấu ấn quá trình khai phá vùng đất này. Tọa lạc tại số 17/1, đường Nguyễn An Ninh, phường 2, TP. Mỹ Tho; chùa Bửu Hưng được xem là một chứng tích quan trọng ghi dấu lại quá trình phát triển của TP. Mỹ Tho.

Theo nhiều tài liệu khoa học, từ năm 1623, một bộ phận người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Mỹ Tho (thuộc các phường 2, 3, 8 và các xã Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh và Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày nay).

16 tháng 4, 2025

Chùa Bửu Đức

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Bửu Đức

Chùa Bửu Đức tọa lạc tại số 9/4 đường Nguyễn Huỳnh Đức, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Thiện Đức đương nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa Bửu Đức do Hòa thượng Thích Nguyên Thanh, thế danh Phan Văn Tươi thành lập vào năm 1946 để làm nơi tu tập và hành đạo. Lúc này chùa được làm bằng cây lá đơn sơ.

Đến năm 1985, do thấy Hòa thượng Thích Nguyên Thanh tuổi đã cao nên Thượng tọa Thích Thiện Đức phát tâm trở về phụ giúp công việc Phật sự tại chùa Bửu Đức.

Chùa Hòa Thành

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Hòa Thành

Chùa Hòa Thành tọa lạc tại số 8/5, đường Nguyễn An Ninh, phường 2, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Nguyên Thành đương nhiệm trụ trì.

Khoảng những năm nửa đầu của thế kỷ XX, Hòa thượng Thích Hoằng Huệ về vùng đất ven Sông Tiền thuộc địa phận xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo ngày nay thành lập một ngôi Chùa nhỏ bằng cây lá đơn sơ để làm nơi tu tập và phương tiện hoằng dương Phật pháp. Hòa thượng lấy hiệu nơi đây là “Chùa Hòa Thành”.

Đến năm 1968, chùa Hòa Thành tại Bình Ninh, Chợ Gạo bị bom đạn chiến tranh tàn phá và hư hoại hoàn toàn. Do vậy Hòa thượng Thích Hoằng Huệ đã tản cư về vùng đất Mỹ Tho và ở tạm tại Miếu Tân Thành để tu tập.

7 tháng 4, 2025

Chùa Trùng Quang

Chùa Trùng Quang "rồng cuộn hổ chầu"

Chùa lấy dòng sông Lô uốn khúc làm tiền minh đường, lại có dãy núi cao Tràng Đà làm bức bình phong, phía sau lấy núi Cố làm hậu chẩm, tất cả tạo nên một thế đất “rồng cuộn, hổ chầu”.

Chùa Trùng Quang nằm trên địa phận Tổ 2, Phường Minh Xuân, Thị xã Tuyên Quang. Chùa có khuôn viên rộng gần 1.000 m², toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và thoáng, thế đất lành theo thuyết phong thủy “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”.

Chùa lấy dòng sông Lô uốn khúc làm tiền minh đường, lại có dãy núi cao Tràng Đà làm bức bình phong, phía sau lấy núi Cố làm hậu chẩm, tất cả tạo nên một thế đất “rồng cuộn, hổ chầu”. Ở thế đất địa linh, sơn kỳ, thủy tú, phong cảnh hữu tình, chùa đã được tôn thêm vẻ đẹp thanh tao thoát tục gắn kết giữa cảnh sắc thiên nhiên của tạo hoá với bàn tay con người.

Chùa Linh Xứng

Chùa Linh Xứng và tấm bia đá bảo vật quốc gia

Chùa Linh Xứng tọa lạc dưới chân núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc (nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

Chùa Linh Xứng tọa lạc dưới chân núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc (nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Chùa do Thiền sư Mãn Giác và Thái úy Lý Thường Kiệt dựng từ năm 1085 - 1089. Chùa Linh Xứng là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất vào thời Lý trên đất Hà Trung.

Chùa được xây dựng nhân dịp Lý Thường Kiệt được vua Lý phong trông coi mọi việc ở các châu thuộc trấn Thanh Hoa, phong cho thái ấp một vạn hộ. Ông là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Năm 1082, nhận lệnh triều đình nhà Lý đi trấn thủ Thanh Hóa. Khi mới đặt chân vào đất này, ông đã chọn làng Ngọ Xá để xây dựng Lương Mục Đường làm nơi ở và làm việc. Ông cùng Thiền sư Mãn Giác (một vị sư nổi tiếng thời Lý) đi lên cửa Phấn Đại (sông Mã ngày nay), dừng thuyền ở chân núi Long Tỵ (núi Hàm Rồng) qua dòng sông Lèn rồi di thuyền đi tiếp đến ấp Đại Lý (xã Hà Ngọc ngày nay) quan sát xung quanh.

5 tháng 4, 2025

Chùa Thanh Quang

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Thanh Quang

Chùa Thanh Quang tọa lạc tại số 806 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 9, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của địa phương, hiện nay do Đại đức Thích Thiện Pháp đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thanh Quang được Hòa thượng Thích Thiện Lạc thành lập vào năm 1961 trên phần đất gia tộc hơn 6.000 m² để làm nơi tu tập (hiện nay chỉ còn gần 2.000 m²). Ban đầu chùa được làm với kiến trúc thô sơ, mái lợp ngói vảy cá, vách ván, cột gỗ. Tuy khởi đầu kiêm tốn, đơn giản nhưng phản ánh sự nhiệt huyết của cộng đồng Phật tử nơi đây. Cũng từ đó Hòa thượng Thích Thiện Lạc đã đặt nền móng vững chắc để Phật giáo dần phát triển và ngôi Chùa nhanh chóng trở thành nơi quan trọng cho Phật tử địa phương quy hướng để thực hành giáo pháp và tìm kiếm sự an bình trong tâm hồn.

Chùa Nhơn Phước

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Nhơn Phước

Chùa Nhơn Phước tọa lạc tại ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay là trụ sở Văn phòng làm việc của Ban Trị sự GHPGVN huyện Châu Thành.

Chùa Nhơn Phước do hương thân phụ lão ở địa phương thành lập vào khoảng năm 1806, để làm nơi thờ Phật và cầu nguyện. Từ đó ngôi Chùa nằm hiền hòa tồn tại kế bên ngôi Đình Nhơn Hội cách nay trên 200 năm, làm chổ dựa tâm linh vững chắc cho đồng bào Phật tử và người yêu mến Phật pháp tại địa phương. Tuy vậy, ngày nay không còn lưu giữ được các tư liệu của buổi ban đầu khi chùa mới được thành lập.

4 tháng 4, 2025

Chùa Phước Lâm (xã Thân Cữu Nghĩa)

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Phước Lâm (xã Thân Cữu Nghĩa)

Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Thân Đạo, xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Trung Chánh đương nhiệm trụ trì. Ngôi chùa này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố vào năm 2000.

Chùa Phước Lâm được thành lập vào năm 1786, cho đến nay Chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì. Tuy nhiên các tư liệu về thời kỳ ban đầu mới thành lập Chùa hiện không còn lưu giữ. Chỉ biết trong giai đoạn Nam kỳ Khởi nghĩa (1940) chùa Phước Lâm được Hòa thượng Thích Huệ Giảng (tục gọi là Thầy Vảng) trụ trì.

Chùa Linh Quang (Xã Điềm Hy)

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Quang (Xã Điềm Hy)

Chùa Linh Quang tọa lạc tại ấp Bắc A, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Nguyên đương nhiệm trụ trì.

Tháng Giêng năm 1937, Hòa thượng Thích Quảng Cơ từ chùa Linh Phước (Phật Đá) đã đến vùng đất bưng biền thuộc xã Điềm Hy ngày nay dựng lên ngôi chùa lấy hiệu là “Linh Quang Tự” làm nơi tu tập và phương tiện hoằng dương Phật pháp. Bấy giờ nơi đây là ngôi Chùa duy nhất để đồng bào trong vùng nương về tu tập.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, giặc đàn áp, bắt bớ tù đày, bắn giết dã man những người yêu nước, một số cán bộ của ta vào tá túc trong ngôi chùa này, được nhà chùa đùm bọc, che chở tiếp tục hoạt động. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Linh Quang cũng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động, hiện nay nhiều cán bộ cách mạng cao niên còn sống xác nhận.

Chùa Định Quang

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Định Quang

Chùa Định Quang tọa lạc tại ấp Nam xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Lệ Phước đương nhiệm trụ trì.

Năm 1975, Ni sư Thích Nữ Lệ Hoa thế danh Nguyễn Thị Lai, sau nhiều năm xuất gia tu học với quý Ni trưởng tại các Ni viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng; Ni sư đã phát tâm đến vùng đất thuộc ấp Trung, xã Dưỡng Điềm (nay là ấp Nam, xã Bình Trưng) mua phần đất gần 1.000 m² cất lên ngôi chùa để làm nơi an tịnh tu tập.

1 tháng 4, 2025

Chùa Phước Long (Xã Bình Trưng)

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Phước Long (Xã Bình Trưng)

Chùa Phước Long tọa lạc tại ấp Tây, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Minh Thuận đảm nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa Phước Long này được do Hòa thượng Thích Bửu Triệu, thế danh Nguyễn Văn Ngọ thành lập vào năm 1811 trên phần đất gia tộc để làm nơi tu tập và phương tiện hoằng dương Phật pháp. Đến nay Chùa đã trải qua các đời trụ trì sau:

Chùa Linh Sơn (Xã Nhị Bình)

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Sơn (Xã Nhị Bình)

Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Trung B, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Minh đương nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa này được Hòa thượng Thích Quảng Nhuận (tục quen gọi là Thầy Bảy Nhuận) thành lập vào năm 1922, trên phần đất gia tộc để làm nơi tu tập và thờ cúng tổ tiên. Ban đầu Chùa được làm bằng cây lá đơn sơ. Hòa thượng Thích Quảng Nhuận ở đây tu tập cho đến năm 1960 thì viên tịch, nhục thân của Ngài được môn đồ tứ chúng nhập bảo tháp tôn thờ tại Chùa.

Chùa Trước Long

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Trước Long

Chùa Trước Long tọa lạc tại ấp Tây, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Nhuận Tâm đảm nhiệm điều hành Phật sự.

Ngôi chùa Trước Long được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, do ông Bình – là một trong những người tham gia phong trào Cần Vương xây dựng tại vùng đất Gò Lũy (Long Định). Nơi đây vào cuối thời Nhà Nguyễn (năm 1781) là căn cứ địa của quân Đông Sơn – Đạo quân ủng hộ chúa Nguyễn Phúc Ánh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đất Ba Giồng – Gò Lũy là căn cứ hoạt động của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương. Từ năm 1954 đến 1975 vùng Gò Lũy là tiền đồn thuộc yếu khu Long Định của đế quốc Mỹ.