CHÙA THIÊN TRƯỜNG
Ấp Bình Trinh, xã Đồng Sơn, huyện Gò công Tây, tỉnh Tiền Giang
Năm 1786 vị Sư đã khai phá rừng lá để xây dựng ngôi chùa với tên gọi là chùa Gia Lương. Vùng đất phủ Tân Hòa này là phủ lỵ thứ hai, nơi làm việc thời Pháp lúc bấy giờ. Chợ Dinh đông đúc người qua lại, đa phần là người có địa vị trong xã hội giàu có, nhiều đất ruộng, nhà cửa kiểu Tây đồ sộ như: bà Năm, bà Tám Huê, bà Chín Đào (đều là con gái của ông phủ Huỳnh Đình Khiêm). Các vị rất sùng tín đạo Phật, thường đến chùa Gia Lương lễ Phật và phát tâm cúng dường vài mươi mẫu ruộng để vị Tăng lo nhang khói cho Phật và trùng tu ngôi Chùa.
Ánh sáng Phật pháp ở nơi đây được Hòa thượng Bửu Huệ (Tổ sư Khai sơn) khơi nguồn và truyền thừa qua nhiều thế hệ được lưu giữ cho đến ngày nay như:
- Từ Lâm tế chánh tông, Thiên Trường đường thượng, tam thập thất thế, húy Chiếu Liễu, thượng Bửu hạ Huệ, đại lão Tổ sư khai sơn lập tự Hòa thượng Giác linh. (Bảo tháp còn lưu lại trong khuôn viên chùa)
- Từ Lâm tế chánh tông, Đức Lâm đường thượng tam thập bát thế, húy Minh Tịnh, thượng Bửu hạ Thanh, Đại lão Hòa thượng Giác linh.
- Từ Lâm tế chánh tông, Thiên Trường đường thượng, tam thập cửu thế, húy Như Châu, thượng Nguyệt hạ Hiện, Đại sư Giác linh. (Bảo tháp còn lưu lại trong khuôn viên chùa)
- Long Hòa đường thượng, tứ thập thế, húy Hải Hội, thượng Chánh hạ Niệm, Đại lão Hòa thượng Giác linh.
- Từ Lâm tế chánh tông, tứ thập nhứt thế, thượng Quả hạ Toàn, húy Tâm Trí, Nguyễn công Hòa thượng Giác linh. (1878 – 1948).
- Từ Lâm tế gia phổ, tứ thập thế, húy Hồng Danh, thượng Thiện hạ Dương, Nguyễn công Hòa thượng Giác linh. ( 1909 -1932). (Bảo tháp còn lưu lại trong khuôn viên chùa)
- Từ Lâm tế gia phổ, Thiên Trường đường thượng, tứ thập thế, húy Hồng Hiện, thượng Linh hạ Quang, Hòa thượng Giác linh.
Đến năm 1932, Hòa thượng húy Trừng Kế, thượng Pháp hạ Hoa, ở Tổ đình Thiên Thai (Bà Rịa) về trụ trì, đổi hiệu chùa Gia Lương thành Thiên Trường Tự cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các vị Hòa thượng đã tham gia phong trào Phật giáo cứu quốc, cụ thể như Hòa thượng Pháp Hoa làm Chủ tịch Phật giáo cứu quốc tỉnh Gò Công, đứng trong hàng ngũ Việt Minh. Ngài gom góp huê lợi ruộng đất của chùa được 1.700 giạ lúa đem giúp cho giải phóng quân, bộ đội vệ quốc đoàn. Năm 1949 Ngài chỉ thị cho đệ tử (ông Mười Ẩn) đem 19 bộ lư thau, 01 bộ lư đồng, 01 lư hương cắm nhang lớn bằng thau và 01 đại hồng chung hiến cho cách mạng đúc đạn để kéo dài cuộc trường chinh chống Pháp.
Năm 1956 Hòa thượng Tịnh Ngọc, húy Nhựt Khánh, đời thứ 41 dòng Lâm tế gia phổ được Phật tử tín đồ cung thỉnh về trụ trì hoằng dương chánh pháp, duy trì đến năm 1976 thì Ngài viên tịch. (Bảo tháp còn lưu lại trong khuôn viên chùa).
Trước khi Hòa thượng viên tịch đã truyền thừa lại ngôi chùa cho đệ tử là Đại đức Thích Trí Đạt hiệu Thiện Minh trụ trì.
“Hoằng pháp vi gia vụ - Lợi sanh vi bổn hoài” là phương châm hành đạo của Hòa thượng. Hòa thượng luôn chuyên tu tụng kinh bái sám, lễ Phật, thiền định để thanh lọc thân tâm, dứt trừ phiền não. Hạnh đức của Hòa thượng được lan xa, nhiều vị Tăng Ni các nơi đến tham vấn, học hỏi nơi Ngài. Ngài còn tiếp Tăng độ chúng, nhiều Phật tử đến học hỏi giáo lý và thế phát xuất gia.
Song song với hạnh nguyện hoằng pháp, Hòa thượng còn bắt tay vào việc trùng hưng ngôi Tam bảo. “Tác Như Lai sứ - hành Như Lai sự” là trách nhiệm thiêng liêng của người Tăng sĩ. Hòa thượng luôn thực hành theo lời dạy của Hòa thượng Thiện Hoa “Nơi nào chúng sanh cần ta đến, nơi nào Đạo pháp cần chúng ta đi, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc” cho dù tuổi đã cao, không đầy đủ sức khỏe, với tâm nguyện độ sanh, sự phát tâm tu học của hàng Phật tử.
Ngôi nhà Tổ cổ kính được Hòa thượng bảo tồn và duy trì theo kiến trúc 3 gian, 2 cháy, lợp ngói âm dương. Hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ cũ xưa, hoàng phi, liễn đối tạo vẽ linh thiêng nơi đất già lam cổ kính.
Năm 2012 với công đức và hạnh nguyện của mình, Hòa thượng được Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên ngôi Hòa thượng, và cũng trong nhiệm kỳ VII của Giáo hội cấp huyện, Hòa thượng được cung thỉnh vào ngôi Hòa thượng Chứng minh BTS đến ngày nay.
Để tạo không gian Phật pháp cho mọi người chiêm bái cũng như hiểu được cuộc đời đức Phật, các vị Thánh chúng, Hòa thượng cho xây dựng các hạng mục phụ thuộc như: bốn góc hồ sen, xây bốn hòn núi giả sơn thờ 04 vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Địa Tạng; khu vườn Lâm Tỳ Ni, vườn Lộc Uyển, Đức Phật thiền định, Đức Phật nhập Niết bàn, đài Di Lặc…Chỉnh trang vườn hoa kiểng xanh tươi, tạo vẻ mỹ quan cho cảnh già lam thiền vị, giúp cho Phật tử an vui khi buổi trưa hè nắng chói chang.
Thực thi lời Phật dạy vào đời sống tu học “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Hòa thượng thường hướng dẫn hàng Phật tử chia sẻ cùng bà con nghèo những phần quà vào các dịp tết, các ngày rằm lớn để xoa dịu nỗi khó khăn. Đóng góp các công trình phúc lợi tại địa phương và hướng dẫn tín đồ làm tốt nội qui của Giáo hội, Pháp luật nhà nước, xứng đáng là người công dân có đạo.
Ngày nay, hình ảnh ngôi chùa, tiếng chuông mãi vang vọng trong lòng người dân vùng quê Đồng Sơn mến yêu này.
Thật là:
“Bửu Huệ khai sơn ngôi chùa cổ.
Gia Lương tên gọi thuở ban sơ.
Mạch mạng trường lưu bao thế hệ.
Tứ chúng nương nhờ bóng Tăng thân.
Thiên Trường vĩnh cửu ân tế độ.
Pháp Hoa hòa thượng nhớ ơn sâu.
Thiện tín vãng lai nương giáo nghĩa.
Phật quang tỏa chiếu vạn đời sau.”
Người viết: Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Chùa Mục đồng ở Gò Công Tây
Chùa Thiên Trường
Chùa Thiên Trường ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang còn được gọi là chùa Mục đồng, tức ngôi chùa do trẻ chăn trâu tạo dựng nên. Như lịch sử tạo dựng của hầu hết các ngôi chùa Mục đồng ở miền Nam, câu chuyện về chùa Thiên Trường như sau:
Xưa kia tại phủ Tân Hòa, tỉnh Gia Định (một phần xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây hiện nay) cánh đồng mênh mông. Bên bờ sông Tra uốn lượn hiền hòa, có rừng lá chạy dài tới thôn Lợi An (chùa Thiên Trường hiện nay ở cuối rừng). Các trẻ chăn trâu ở thôn Bình Phục Nhì (nay là xã Bình Nhì) thả trâu đến rừng lá ăn cỏ bên đầm lầy và nghỉ ngơi. Nhân đó, họ nặn tượng Phật bằng đất sét chơi rồi đem thả xuống ao cho Phật tắm. Lạ thay các tượng ấy lại nổi trên mặt nước. Đám mục đồng thấy vậy vớt tượng lên rồi che một am tranh để thờ.
Tương truyền rằng, thuở đó có một vị du tăng (pháp hiệu Bửu Huệ), không biết từ đâu đến vùng Tân Hòa khất thực, dùng cơm xong trú ẩn trong rừng lá, thấy am tranh đơn sơ, hiu quạnh lại thờ Phật bèn ở lại tu hành với tâm nguyện dựng một kiểng chùa ở đây.
Kiểng chùa đó chính là ngôi chùa Thiên Trường ngày nay.
Bên cạnh câu chuyện về nguồn gốc ngôi chùa, lại có thêm một truyền thuyết về tên gọi của ngôi chùa như sau:
Khá nhiều bài viết, tài liệu khi nói về ngôi chùa mục đồng này đều gọi tên chùa là Da Lươn và dẫn ra lời giải thích như vậy, y như là chuyện thiệt. Hic, tên đúng của chùa là Gia Lương, và có lẽ một vị tếu táo nào đó đã tận dụng cách phát âm của miền Nam Gia Lương giống y Da Lươn để bịa ra câu chuyện cho vui. Dè đâu người nghe tin sái cổ và truyền miệng nhau đến nổi... tưởng là thiệt!
Điện Phật chùa Thiên Trường. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Tiền Giang
Năm 1786 vị Sư đã khai phá rừng lá để xây dựng ngôi chùa với tên gọi là chùa Gia Lương. Vùng đất phủ Tân Hòa này là phủ lỵ thứ hai, nơi làm việc thời Pháp lúc bấy giờ. Chợ Dinh đông đúc người qua lại, đa phần là người có địa vị trong xã hội giàu có, nhiều đất ruộng, nhà cửa kiểu Tây đồ sộ như: bà Năm, bà Tám Huê, bà Chín Đào (đều là con gái của ông phủ Huỳnh Đình Khiêm). Các vị rất sùng tín đạo Phật, thường đến chùa Gia Lương lễ Phật và phát tâm cúng dường vài mươi mẫu ruộng để vị tăng lo nhang khói cho Phật và trùng tu ngôi Chùa.
Đến năm 1932, Hòa thượng húy Trừng Kế, thượng Pháp hạ Hoa, ở Tổ đình Thiên Thai (Bà Rịa) về trụ trì, đổi hiệu chùa Gia Lương thành Thiên Trường Tự cho đến ngày nay.
Tượng Phật trong khuôn viên chùa. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Tiền Giang
Như vậy, ngôi chùa do mục đồng tạo nên được mang tên chùa Gia Lương từ năm 1786 đến 1932 và từ 1932 đến nay là chùa Thiên Trường, chớ không phải là Da Lươn đâu ạ...
Phạm Hoài Nhân
(theo tư liệu chủ yếu từ Ban biên tập Lịch sử tự viện tỉnh Tiền Giang)
Tượng xưa ở chùa 'mục đồng'
Thiên Trường cổ tự truyền thuyết là một ngôi chùa do trẻ mục đồng (chăn trâu) lập. Tài liệu lưu giữ tại chùa cho biết chùa được khai sơn cách đây 250 năm.
Ở đây, ngoài những pho tượng cổ xưa còn có nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian.
Nhà chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ. Hoàng Phương
Ở đây, ngoài những pho tượng cổ xưa còn có nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian.
Huyền thoại “thầy da lươn”
Tọa lạc ở ấp Bình Trinh (xã Đồng Sơn, H.Gò Công Tây, Tiền Giang), phong cảnh chùa Thiên Trường khá u tịch. Trước sân chùa có ao sen rộng, nhiều pho tượng bố trí ngoài sân xen lẫn với cỏ cây hoa lá. Truyền thuyết dân gian kể rằng thuở xưa, vùng này còn ao đầm, hoang sơ, bọn mục đồng thường dắt trâu đến đầm lầy ăn cỏ. Nhân lúc rảnh rỗi, họ tụ tập trên gò đất bày trò nặn tượng Phật bằng đất sét chơi rồi đem thả xuống ao cho Phật tắm. Lạ thay các tượng ấy lại nổi trên mặt nước. Đám mục đồng hốt hoảng vớt tượng lên rồi che một am tranh để thờ. Sau đó có một nhà sư không biết từ phương nào đến, thấy am tranh đơn sơ, hiu quạnh lại thờ Phật bèn ở lại tu hành với tâm nguyện dựng một kiểng chùa ở đây.
Ngày qua tháng lại, vị sư một thân một mình khai phá dần rừng cây chà là ở đầm Bà Dơn, dọn một khu đất lập chùa, xé dây đai trộn đất sét tiếp tục nặn tượng Phật. Người địa phương không biết danh tính, chỉ thấy ông suốt ngày phơi tấm lưng trần sạm nắng như da lươn nên gọi ông là thầy Da Lươn và đặt tên chùa là chùa Da Lươn...
Tuy nhiên, theo sư Minh Trí (92 tuổi, thế danh Nguyễn Ngọc Ẩn) ở cách chùa Thiên Trường hơn trăm mét, vào những năm cuối thế kỷ 18, từ khu vực đầm Bà Dơn đến miễu Tàu Ô, Rạch Lá, Rạch Kiến, Rạch Đào và Rạch Tràm qua Tân Trụ (nay thuộc Long An) toàn là rừng bụi, đầy rẫy cây chà là và nhiều thú dữ. Bấy giờ có vị du tăng hiệu là Gia Lương, pháp danh Bửu Huệ thiền sư, đi ngang qua đầm Bà Dơn thấy mục đồng nắn cốt Phật bằng đất thả dưới đầm ao mà nổi nên vớt lên đem đến bìa rừng chặt cây bẻ lá cất thành cái am thờ. Nhờ đám trẻ chăn trâu góp công bứng cây, phá rừng, biến am tranh thành một ngôi chùa nhỏ. Sau đó, thầy Bửu Huệ viên tịch trong tư thế ngồi, người dân cho là ngài tu hành đắc đạo và đã thành Phật, nên lập tháp thờ rồi bảo nhau cúng ruộng đất cho chùa làm hương hỏa, lấy hiệu chùa là Gia Lương.
Chưa rõ thời gian nào chùa Gia Lương đổi thành Thiên Trường, nhưng vào khoảng năm 1789, ngôi chùa đã xây dựng thành khoảnh 3 căn 2 chái, vách ván bổ kho, lợp ngói. Năm Gia Long thứ ba (1804), chùa Thiên Trường được ông Huỳnh Đình Chung cất thêm chánh điện lợp ngói âm dương, ngăn vách ván thành 2 tăng phòng. Qua nhiều đời trụ trì, chùa Thiên Trường trở nên nổi tiếng, tín đồ rất đông, các vị địa chủ trong vùng cúng thêm ruộng đất, là một trong những ngôi chùa giàu có ở tổng Hòa Đồng (nay thuộc H.Gò Công Tây).
Lưu giữ nhiều tượng xưa
Vào những năm đầu thế kỷ 20, chùa Thiên Trường do Hòa thượng Tâm Trí làm trụ trì. Mấy chục năm sau, vì dính líu với Thiên địa hội và cổ súy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giới tăng ni, phật tử của sư Thiện Chiếu nên vị hòa thượng này bị Tri phủ sở tại trục xuất ra khỏi chùa và bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ.
Theo sư Minh Trí thì Hòa thượng Tâm Trí là người có công lớn trong việc tôn tạo cảnh quan chùa Thiên Trường, như trang trí hoành phi, liễn đối, sửa sang tượng thờ... Ông là người rất khéo tay, tượng gỗ ở chùa đều do ông tự mình thếp vàng. Bấy giờ ở địa phương có ông Xã Hợi, được dân làng gọi là “tài công Hợi”, một thợ chạm rất giỏi nghề tạc tượng. Hầu hết các tượng gỗ ở chùa Thiên Trường đều do ông thợ chạm này tạo tác đưa vào thờ. Thời chiến tranh, các pho tượng này được đem gởi ở chùa Liên Trì một thời gian. Những tác phẩm của nghệ nhân “tài công Hợi” hiện còn lưu giữ tại chùa gồm tượng Di đà, Hộ pháp, ông Tiêu, ông Thiện, ông Ác… đều bằng gỗ mít. Một vài tượng đã bị mối mọt gặm nhấm loang lổ, các sư thầy phải lấy xi măng trám lại.
Theo sư Minh Trí thì Hòa thượng Tâm Trí là người có công lớn trong việc tôn tạo cảnh quan chùa Thiên Trường, như trang trí hoành phi, liễn đối, sửa sang tượng thờ... Ông là người rất khéo tay, tượng gỗ ở chùa đều do ông tự mình thếp vàng. Bấy giờ ở địa phương có ông Xã Hợi, được dân làng gọi là “tài công Hợi”, một thợ chạm rất giỏi nghề tạc tượng. Hầu hết các tượng gỗ ở chùa Thiên Trường đều do ông thợ chạm này tạo tác đưa vào thờ. Thời chiến tranh, các pho tượng này được đem gởi ở chùa Liên Trì một thời gian. Những tác phẩm của nghệ nhân “tài công Hợi” hiện còn lưu giữ tại chùa gồm tượng Di đà, Hộ pháp, ông Tiêu, ông Thiện, ông Ác… đều bằng gỗ mít. Một vài tượng đã bị mối mọt gặm nhấm loang lổ, các sư thầy phải lấy xi măng trám lại.
Nhắc chuyện xưa, sư Minh Trí cho biết hồi 9 năm kháng Pháp, chùa Thiên Trường có một vị sư làm cách mạng, đó là sư Pháp Hoa, thầy của ông. Sau khi tu hành ở chùa Thiên Trường một thời gian, đến năm 1941 ngài treo áo ra chợ Dinh dạy học trò. Đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngài tham gia Phật giáo cứu quốc tỉnh Gò Công. Khi giặc quay lại tái chiếm, ngài trở về thu huê lợi ruộng đất của chùa được 1.700 giạ lúa để nuôi kháng chiến. Sư Minh Trí kể: “Hồi đó có phong trào “tuần lễ đồng”, Việt Minh kêu gọi người dân hiến đồng để đúc đạn. Thầy về chùa Thiên Trường chỉ thị cho tôi đem 19 bộ lư thau, 1 bộ lư cổ bằng đồng, 1 cái lư hương bằng thau và cái đại hồng chung của chùa đem hiến cho kháng chiến”.
Ngọc Phan - Hoàng Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét