21 tháng 12, 2024

Chùa Thiên Long

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Long

Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.

Năm 1953 (Quý Tỵ), gia đình song thân của cô Dương Thị Huệ là người địa phương, vì muốn tu tạo phước điền nên đã phát tâm hiến cúng đất cho Hòa thượng Thích Tâm Chơn xây dựng ngôi chùa để làm nơi cho bá tánh quanh vùng cùng đến tu học Phật pháp. Hòa thượng đã tiếp nhận tâm nguyện của chư tín chủ và cất lên ngôi Chùa lấy hiệu là "Chùa Thiên Long".

20 tháng 12, 2024

Chùa Huỳnh Long (Cây Trí)

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Huỳnh Long (Cây Trí) 

Chùa Huỳnh Long (Cây Trí) tọa lạc tại ấp 5, xã Tân Bình, thị xá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Như Huê đương nhiệm trụ trì.

Chùa Huỳnh Long được Tổ sư Thích Quảng Huệ húy Trừng Trử xây dựng vào năm 1865, trên phần đất 10.000 m² (hiện chỉ còn 4.991 m²) do bà Huỳnh Thị Giá (là vợ của một Phú hộ trong vùng) phát tâm hiến cúng.

Tịnh Thất Hạnh Nhơn

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Tịnh Thất Hạnh Nhơn

Tịnh thất Hạnh Nhơn tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nhuận Lộc trụ trì.

Ngôi tịnh thất này do Sư cô Thích Nữ Nhuận Lộc thành lập và được công nhận danh bộ tự viện vào năm 2016.

Chùa Long Thanh

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Thanh

Chùa Long Thanh tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nguyên Trọng đương nhiệm trụ trì.

Chùa Long Thanh được xây dựng vào năm 1930 do Hòa thượng Yết-ma Lai thành lập trên phần đất nhà để làm nơi tu tập. Ngôi chùa bấy giờ chỉ được làm bằng cây lá đơn sơ.

Vùng đất này trước đây hàng năm vào khoảng tháng 8 đến thàng 10 âm lịch đều bị ngập lụt, vì vậy kinh tế bấy giờ chỉ dựa vào việc trồng lúa và các cây hoa màu ngắn hạn, cho nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chùa chiền vì thế cũng khó phát triển.

Sau khi Hòa thượng Yết-ma Lai viên tịch. Chùa Long Thanh được giao lại cho ông Nguyễn Văn Hổ, là người trong gia tộc trong coi.

Chùa Đông Phương

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Đông Phương

Chùa Đông Phương tọa lạc tại 317, Quốc lộ 1A, khu phố 4, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Bửu Chánh đảm nhiệm trụ trì.

Đông Phương Tự hay còn gọi là Hỏa Tán Đài được Thượng tọa Thích Trí Thành xây dựng vào năm 1988. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Kinh.

Chùa Nhơn An

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Nhơn An

Chùa Nhơn An tọa lạc tại ấp 5, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Hồng Liên đương nhiệm trụ trì.

Theo lời kể của chư vị tiền bối cao niên tại địa phương cho biết chùa Nhơn An trước kia có tên gọi là "Chùa Tứ Sanh" với lý do như sau: Vào khoảng năm 1802 - 1810 lúc vua Gia Long và binh lính chạy vào phía Nam có ghé qua vùng đất nầy. Bấy giờ có một số binh lính bị chết trận và được chôn cất ở gần đây (những mồ mã này ngày nay đã bị thất lạc).

Khu vực đất chùa xưa kia hoang phế, cây cối um tùm, dân cư thưa thớt, có nhiều cây cổ thụ. Giữa trưa hay chập tối người dân hay nghe tiếng con nít khóc quanh những rậm cây, các Mục đồng thả trâu thường hay bị mất trộm. Những lúc nhàn rỗi các Mục đồng thường lấy đất sét nặn thành những tượng đất để dưới gốc cây. Sau đó dân chúng thấy khu đất này linh thiêng nên lập thành ngôi miếu thờ “Tứ sanh Lục đạo”, đó là vào khoảng những năm 1820 -1830. Từ khi ngôi Miếu được thành lập, tiếng khóc trẻ con và nạn trộm cắp trâu bò cũng giảm dần. Những tượng Phật bằng đất sét thuở đó ngày nay đã được đắp xi măng bên ngoài và còn an trí tại Chánh điện.

Tiếng đồn ngôi miếu linh thiêng nên nhiều người có bệnh cũng đến cúng vái và qua được tai ương. Vì vậy mà ngôi Miếu ngày càng được chỉnh trang và thờ cúng trang trọng hơn.

Khoảng năm 1858 dân chúng quanh vùng hợp nhau dựng lên ngôi Chùa bằng tre lá đơn sơ phía sau ngôi Miếu để thờ cúng nhưng vẫn chưa có tên gọi.

Đến khoảng năm 1885 chùa được kiến tạo khang trang hơn và có tên là “Chùa Nhơn An”. Vì hiệu Chùa được viết bằng chữ Hán nên dân chúng không biết và vẫn quen gọi là “Chùa Tứ Sanh”.

Sau đó khoảng năm 1890 ông Võ Văn Tới xây dựng cổng chùa phía trước lộ và gắng bảng hiệu là “Chùa Nhơn An”, từ đó dân chúng mới biết đến tên Chùa như ngày nay. Ngôi chùa lúc này nằm trên phần đất của cha con ông Võ Văn Đạt và ông Võ Thành Chiêu (là ông nội và cha của ông Võ Văn Tới).

Vì ngôi Chùa được dựng từ ngôi Miếu nên các vị cao niên đặt đôi liễn như sau:

“Tiên tạo Tứ Sanh phò bá tánh,
Hậu lập Phật đài cứu quần sanh.”

Đôi liễn này thường được ông Tám Tới viết bằng chữ Hán trên giấy hồng đơn dán vào cột Chánh điện mỗi khi tết đến.

Trong quá trình hình thành và phát triển, có rất nhiều vị chân tu đã đến lưu trú tại chùa Nhơn An để tư tập và hành đạo, chư vị còn biết hốt thuốc trị bệnh vì vậy mà có nhiều người biết đến ngôi Chùa này.

Quá trình trùng tu chùa Nhơn An được biết đến vào các mốc thời gian sau: Khoảng năm 1940 -1950 có bà Hương Sư Đường phụng cúng phần cây cột và ngói để dựng lại ngôi Chánh điện. Bổn hội và dân chúng cùng nhau công quả làm chùa.

Khoảng năm 1956 chùa được một người Hà Lan cúng cây Bô Bô để làm thêm phần hậu Tổ lợp lá. Đến năm 1960 Chánh điện được xây tường xung quanh.

Từ năm 1976 đến 1982 có ông Bùi Văn Tuấn về ở và trông coi hương khói trong chùa. Từ năm 1983 có ông Đạo Tôn tục danh Nguyễn Văn Tôn, pháp danh Thích Quảng Tín (sinh năm 1917) về ở chăm lo Tam bảo. Đến năm 1991 do tuổi cao sức yếu nên ông rời chùa trở về quê nhà an dưỡng.

Năm 1980 hậu Tổ xuống cấp trầm trọng và được bổn đạo làm lại bằng bê tông cốt sắt. Năm 1982 hậu Tổ được xây tường xung quanh do sự hiến cúng vật tư của ông Nguyễn Văn Khuê.

Khoảng năm 1998 có ông Hai Quận tục danh Mai Văn Quận, pháp danh Thích Nhuận Tâm sinh năm 1925 về ở trông coi chùa. Đến năm 2013 thì con ông rước về lại nhà.

Do ngôi Chánh điện lâu ngày rui mè mục gãy nên thầy Thích Nhuận Tâm và bổn đạo cho lợp lại bằng tole trước năm 2000. Sau đó ít năm ngôi hậu Tổ cũng được thay lại bằng tole.

Đến năm 2010, được sự cho phép của các cấp Giáo hội, Sư cô Thích Nữ Hồng Liên về tiếp nhận ngôi chùa và được bổ nhiệm trụ trì vào ngày 05 tháng 11 năm 2012 cho đến nay.

Năm 2013 do mái tole hậu Tổ tiếp tục bị xuống cấp nên Sư cô Thích Nữ Hồng Liên vận động lợp lại bằng lá, đến năm 2018 thì thay lá bằng tole.

Từ khi tiếp nhận ngôi chùa, Sư cô Thích Nữ Hồng Liên đã từng bước tiến hành sang lấp mặt bằng xung quanh, xây nhà ở, nhà bếp, khu vệ sinh, khu thờ Bồ tát Quán Thế Âm, nhà thờ cốt, miếu mới, hàng rào xung quanh, làm đường đan như hiện trạng ngày hôm nay.



Tháng 4 năm 2022, Sư cô Trụ trì khởi công đặt đá xây dựng mới ngôi Chánh điện bằng chất liệu bê tông; mái lợp ngói tây, vách tường, cửa gỗ, nền gạch. Đến cuối năm 2023 công trình đã được xây dựng hoàn thành.

Sư cô Thích Nữ Hồng Liên còn xây dựng đạo tràng tu học dành cho Phật tử. Mở lớp dạy Yoga cho người lớn tuổi rèn luyện sức khỏe, lớp võ thuật cho các em thanh thiếu niên. Sư cô cũng tích cực tham gia các công tác của Giáo hội và xã hội. Với sự tinh tấn tu tập, Sư cô đã được Giáo hội tấn phong lên hàng Giáo phẩm Ni sư trong lần Đại hội Phật giáo toàn quốc năm 2022.

Một số ảnh tư liệu:













Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Giáo hội Phật giáo Tiền Giang - 10/11/2024

Chùa Khánh Quới

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Khánh Quới

Chùa Khánh Quới tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Nhuận Liên đảm nhiệm trụ trì.

Vào thập niên 80 của thế kỷ XIX tại vùng đất Tân Bình (Cai Lậy) có ông cả Lê Văn Quá và người vợ là cụ bà Lê Thị Nguyệt là những người có tín tâm với Tam Bảo nên đã cất một ngôi chùa nhỏ để thờ Phật làm nơi chiêm ngưỡng, cầu nguyện và lấy hiệu là “Chùa Phật Long”. Về sau vì mến mộ đức hạnh của Hòa thượng Tâm Bờ nên ông bà Cả đã thỉnh Ngài về hiến cúng ngôi tự để Hòa thượng làm phương tiện dừng chân hành đạo, hoằng pháp lợi sanh. Đến năm Mậu Tuất (1898), Tổ sư Tâm Bờ đã cho tu sửa lại ngôi tự với kiến trúc Tứ trụ, hai nóc và đổi hiệu là “Chùa Khánh Quới”, tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.

18 tháng 12, 2024

Chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm, một thời vang bóng

Phần 1

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử.

Cái tiêu đề này được nảy ra từ mùa Đại lễ Vu lan năm Giáp Thìn- 2024. Đấy là sau khi xem lễ ở một số ngôi chùa trong TP. Tây Ninh. Từ các chùa và tịnh xá lớn như Hiệp Long, Linh Quang… hay Ngọc Thạnh cho tới các ngôi nhỏ hơn như Ông Cọp và Tứ Phước thì tất cả đều diễn ra không khí lễ hội thật tưng bừng.

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử. Hỏi về lý do, một phật tử trả lời:- Thì họ đổ xô lên núi cả!

Lễ Vu lan chùa Phước Lâm.

Chùa Tịnh Viện

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Tịnh Viện

Chùa Tịnh Viện tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Huệ Thiền giám tự.

Chùa Tịnh Viện được xây dựng vào năm 1932, do ông Nguyễn Thành Công, Pháp danh Phổ Độ tạo lập để làm nơi tu tập và bốc thuốc trị bệnh cứu người. Vì vậy nơi đây còn có tên gọi là chùa Tịnh Viện Phổ Độ. Ban đầu chùa được làm bằng cột gỗ thao lao, mái lợp tol, vách ván nền lát gạch tàu.

Hòa thượng Thích Phổ Độ hành đạo tại chùa Tịnh Viện đến ngày 15 tháng 02 năm 1974 thì viên tịch. Từ đó chùa Tịnh Viện được Sư cô Thích Nữ Huệ Hiền tiếp nối gìn giữ.

Chùa Phước Phú

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Phước Phú

Chùa Phước Phú toạ lạc tại ấp Tân Hiệp, xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Bổn Chánh đương nhiệm trụ trì. Đây là ngôi Chùa mới được thành lập vào năm 2015.

Vùng đất xã Tân Phú được gắn liền với những dấu tích mang đậm nét lịch sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đó là Di tích lịch sử Ấp Bắc. Nơi đây là mảnh đất của những anh hùng ghi công với đất nước nhưng chưa có điểm nương tựa tâm linh. Vào năm 2011, nhận thấy được điều này, Gia đình Phật tử Trần Phú Xương (Pháp danh Nhuận Đức) và bà Nguyễn Thị Lệnh (Pháp danh Diệu Hạnh) phát khởi tín tâm với Tam Bảo, hiến cúng phần đất 2.228 m² của gia đình cho Ban Trị sự Phật giáo huyện Cai Lậy để thành lập một ngôi Chùa.

Chùa Phước Quang

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Phước Quang

Chùa Phước Quang tọa lạc tại ấp Tân Phong, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Toàn đảm nhiệm trụ trì.

Chùa Phước Quang được thành lập vào năm 1945, do Sư bà Huỳnh Thị Tú, Pháp danh Diệu Thiền tạo dựng trên một cái gò của phần đất nhà, cách nơi tọa lạc ngày nay khoản 01km về hướng Đông, để an tịnh tu tập. Giai đoạn này chùa chỉ được làm bằng cây lá đơn sơ. Sư bà Diệu Thiền quy y và phát tâm xuất gia tại chùa Thiên Phước (khu phố 2, phường 5, thị xã Cai Lậy).

Chùa Bửu Long

 Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long tọa lạc tại ấp Quý Thành, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Đức Thông đương nhiệm trụ trì.

Chùa Bửu Long được thành lập theo hình thức “cải gia vi tự” (chuyển đổi từ đất hộ gia đình sang đất tôn giáo). Vào năm 1977, ông Nguyễn Văn Mén, sinh ngày mùng 8 tháng 4 năm 1938, đã mua một sở đất 5.000 m² tại ấp Quý Thành để cach tác. Vợ ông là bà Trương Thị Ngọc Dung sinh ngày 01 tháng 01 năm 1953, bà là người có duyên với Phật pháp từ nhỏ.

5 tháng 12, 2024

Chùa Khánh Hưng

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Khánh Hưng

Chùa Khánh Hưng tọa lạc tại ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; ngôi chùa này hiện nay do Ni sư Thích Nữ Huệ Hiếu đảm nhiệm trụ trì.

Năm 1931, lúc bấy giờ Ni trưởng Liễu Tánh – người khai sáng chùa Phật Bửu Ni - tròn 15 tuổi, mới vừa được thọ Sa Di Ni giới tại Đại Giới đàn chùa Khánh Quới, đã về quê nhà tại làng Mỹ Hạnh Đông cất lên một thảo am để chuyên tu và phụng dưỡng thân Mẫu. Đến năm 1933, Ni trưởng 17 tuổi thì thân mẫu qua đời, Ni trưởng ở lại thảo am này thọ tang và phát nguyện tụng 300 bộ Địa Tạng để kỳ siêu báo hiếu cho thân mẫu. Năm 1936, Ni trưởng đã 20 tuổi nên đến cầu thọ giới Thức Xoa Ma Na tại Giới Đàn chùa Kim Huê (Sa Đéc) rồi về nương tự chư Tôn đức tu học tại chùa Thiên Phước (Tân Hương, Long An). Tại đây, Ni trưởng được nhập chúng An cư và sau đó được thọ Tỳ Kheo Ni giới.

Chùa Long Thành (xã Nhị Quý)

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Thành (xã Nhị Quý)

Chùa Long Thành tọa lạc tại ấp Quý Thành, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Trung đương nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1820 do Hòa thượng Thích Nguyên Cầm thành lập để làm nơi tu tập và phương tiện truyền bá Phật pháp. Ban đầu nơi đây có tên là "Chùa Tân Thành".

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Di Đức              

Chùa Di Đức tọa lạc tại ấp Quý Chánh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Quang đương nhiệm trụ trì.

Vào năm 1955, nguyên có một thanh niên tên Trương Văn Thâu, quê quán xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, Tiền Giang là thân phụ của ông Trương Văn Lô, dân địa phương gọi là ông đạo Lô. Vì kế sanh nhai mà ông Thâu lưu lạc lên Sài Gòn làm công nhân, ban ngày ai cần giúp việc gì thì ông làm việc đó, tối về ông xin trọ ngụ ở chùa Mạch Lô (nay là tổ đình Quán Thế Âm) ở đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Trụ trì chùa Mạch Lô bấy giờ là Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Chùa Thiên Phước (xã Phú Quý)

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Thiên Phước (xã Phú Quý)

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Phú Mỹ, xã Phú Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Trung đương nhiệm trụ trì.

Chùa Thiên Phước ban đầu được thành lập trên diện tích 4.000 m² đất, do tộc họ Lê từ miền Trung vào đây khẩn hoang lập nghiệp hiến cúng, vì muốn tạo phúc khí lâu dài cho con cháu về sau. Bấy giờ là vào năm 1937, tộc họ Lê đã thống nhất hiến cúng phần đất của ông Lê Văn Phụng cho thầy Yết-ma Tý cùng quý Phật tử: Bảy Thoi, Bảy Nam, Tám Tơ, Chủ Đài đứng ra xây dựng chùa và lấy hiệu là “Chùa Thiên Phước”.

3 tháng 12, 2024

Chùa Hưng Long

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Hưng Long

Chùa Hưng Long tọa lạc tại ấp Phú Hưng, xã Phú Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Thiện Đạt đương nhiệm trụ trì.

Chùa Hưng Long được xây dựng vào năm 1893, do Hòa thượng Thích Quảng Tại, thế danh Trương Huệ Tiên thành lập, tọa lạc trên diện tích 3.677,4 m². Ban đầu chùa chỉ làm bằng cây lá đơn sơ. Mãi đến năm 1927, Hòa thượng Thích Quảng Tại mới trùng tu xây dựng lại, thay vách tre bằng vách tường, lát nền gạch tàu, mái chùa lợp lại bằng ngói âm dương.

Chùa Phước Thạnh

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Phước Thạnh

Chùa Phước Thạnh tọa lạc tại ấp Quý Phước, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Quảng Thanh – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN thị xã Cai Lậy đương nhiệm trụ trì.

Năm 1629, ông Trần Văn Sĩ, người quê gốc ở Phú Yên đã cùng với gia đình vào vùng đất Cai Lậy, khai phá đất đai và định cư lập nghiệp tại đây. Với niềm tin vào Phật pháp, cũng là để trấn an nơi vùng đất mới, ông Trần Văn Sĩ đã chọn đất cất lên một ngôi Tự để thờ cúng Phật và cầu nguyện, lấy hiệu là “Chùa Phước Thạnh”. Lúc này chùa được làm bằng cột gỗ căm xe, vách ván mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu. Ông Trần Văn Sĩ cũng trực tiếp chăm lo hương khói cho Chùa đến khi mãn phần vào năm 1689. Hiện nay mộ phần của Ông vẫn còn tại khuôn viên chùa Phước Thạnh.

Chùa Long Thạnh

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Thạnh

Chùa Long Thạnh tọa lạc tại ấp Hòa Trí, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Trí Nguyên đảm nhiệm trụ trì.

Khởi nguyên chùa Long Thạnh là am tranh do các Mục Đồng thành lập. Đến năm 1885 có vị Tỳ kheo Thích Phước Huệ, thế danh Hồ Văn Lược đứng ra thành lập thành ngôi Tự và đặt hiệu là “Chùa Long Thạnh”. Lúc này chùa Long Thạnh được làm bằng chất liệu bán kiên cố, mái lợp ngói âm dương, vách ván, nền lát gạch tàu và có diện tích đất là 4.141 m². Thầy Thích Phước Huệ an trú nơi đây tu tập và hành đạo cho đến ngày viên tịch.

Chùa Đức Thành

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Đức Thành

Chùa Đức Thành tọa lạc tại ấp Phú Hiệp,xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do thầy Thích Quảng Lễ đảm nhiệm chăm lo Tam Bảo.

Chùa Đức Thành do Hòa thượng Thích Quảng Phẩm thành lập vào năm 1945 trên phần đất nhà để an trú tu tập. Ban đầu nơi đây có tên là “Chùa Đức Hạnh” và chỉ được làm bằng cây lá thô sơ.

Chùa Long Phước

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Phước

Chùa Long Phước tọa lạc tại ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Minh Tài đương nhiệm trụ trì.

Chùa Long Phước được Hòa thượng Thích Thiện Chiến thành lập vào năm 1818 trên phần đất của tín chủ hiến cúng để làm nơi tu tập và hành đạo. Thời gian trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, có nhiều chư Tăng đến chùa Long Phước tu tập và hành đạo, mỗi vị đảm trách trụ trì một thời gian ngắn, vì vậy lịch sử đã ghi nhận được các đời trụ trì tại Chùa như sau:

Chùa Thiền Lâm

Thị xã Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại số 11/292, khu phố 3, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Đức Minh giám tự.

Ngôi chùa này được thành lập vào năm 1888 do cụ Lê Thành Chương thành lập trên phần đất của tín chủ cúng dường để làm nơi cho bá tánh quanh vùng cộng tu. Ban đầu nơi đây có tên là “Chùa Thoàng Lâm”. Sau khi cụ Lê Thành Chương mất, ngôi chùa được Hòa thượng Thích Huệ Minh, thế danh Lê Thanh Hà trông coi.