30 tháng 6, 2024

Chùa Huệ Quang

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Huệ Quang

LỊCH SỬ CHÙA HUỆ QUANG

Chùa Huệ Quang tọa lạc tại ấp Hoà Bình, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay do Thượng tọa Thích Thiện Ngộ làm Trụ trì.

Đây là một ngôi chùa nhỏ nằm khép mình hiền hòa bên Rạch Trấn Định thuộc chi nhánh của Sông Bảo Định, cách nay gần 50 năm.

Khoảng thập niên 70, Đại đức Thích Thiện Khanh là môn đệ của Hoà thượng Thích Hiện Hoa, sau một thời gian học đạo với chư Tôn đức danh Tăng, với tâm kính Phật, thương chúng sanh gặp thời binh biến, chinh chiến đạn bom, gia đình ly tán. Đại đức đã đến ấp Hoà Bình gợi ý cùng thí chủ là bà Nguyễn Thị Vốn hiến cho lô đất thổ cư, cất lên chùa Huệ Quang bằng vật liệu thô sơ để tu tập và che chở cho các thanh niên trai tráng trốn đi lính thời đó khoảng 100 vị.

Chùa Kim Linh (Chùa Bàn Bà)

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Kim Linh (Chùa Bàn Bà)

LỊCH SỬ CHÙA KIM LINH
(CHÙA BÀN BÀ)

Chùa Kim Linh tọa lạc tại Khu phố I, thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Tâm thế danh Nguyễn Văn Thiện làm trụ trì.

Vào khoảng Thập niên 40 của thế kỷ XIX (1840 - 1850), tại làng Tân Thuận Bình (nay là thị trấn Chợ Gạo) có một ngôi miếu nhỏ được dân làng lập nên thờ cô gái không rõ quê quán, danh tánh đã chết tại đây. Trong suốt khoảng thời gian lập miếu tôn thờ, người dân địa phương rất tôn kính, thường xuyên đến miếu cúng bái, thắp hương. Theo khẩu truyền, do vì ngôi miếu ấy rất linh thiêng, mỗi khi người dân đến khấn nguyện, sở nguyện đều dễ dàng thành tựu.

Chùa Ta Kúch Chắs (chùa Trà Quýt cũ)

Ngôi chùa có hàng trăm cây thốt nốt cổ thụ ở Sóc Trăng

Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.

Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.

Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.

Chánh điện Chùa Trà Quýt cũ. Ảnh: Phương Anh

Theo Ông Trà Văn Phai - Trưởng Ban quản trị Chùa trước đây Chùa có khoảng 400 cây thốt nốt được trồng qua nhiều đợt, có cây hơn 35 năm, thậm chí có cây gần 90 năm tuổi. Khi Chùa xây dựng lại chánh điện và nhiều công trình, vài trăm cây thốt nốt đã bị đốn hạ, hiện còn khoảng hơn 200 cây.

Khuôn viên chùa Trà Trà Quýt cũ được trồng nhiều cây thốt nốt. Ảnh: Phương Anh

Nếu như ở những ngôi Chùa Khmer khác hầu như trồng các loại cây sao, dầu..., chùa Trà Quýt cũ chỉ trồng toàn cây thốt nốt.

"Cây trồng gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang. Nhờ những sản phẩm chế biến từ cây thốt nốt như làm nước giải khát, làm bánh, làm đường tạo thêm sinh kế cho người dân. Từ đó, sư cả đời thứ 7 đã đem hạt về trồng với mục đích cho bà con địa phương khai thác để phục vụ cho cuộc sống và kiếm thêm thu nhập", ông Phai nói.

Những cây thốt nốt trong khuôn viên chùa tạo nên mảnh xanh tươi mát. Ảnh: Phương Anh

Thốt nốt ở chùa được trồng từ hạt, hoàn toàn không chăm sóc nhưng lại phát triển rất tốt, trái trĩu cành, mỗi cây có nhiều buồng trái, mỗi buồng có khi lên đến trăm trái.

Ông Phai cho biết ngoài tạo cảnh quan, bóng mát, trái thốt nốt còn dùng để sản xuất đường hay nước giải khát... Những năm trước bà con đến lấy nước nấu làm đường, lá để làm chuồng nuôi dơi lấy phân làm phân bón. "Nhà chùa tạo điều kiện miễn phí để bà con khai thác nguồn lợi của cây", ông Phai nói.

Trái thốt nốt dùng để làm nước giải khát, làm bánh, đường. Ảnh: Phương Anh

Thốt nốt được trồng 2 bên lối đi dẫn vào chùa. Ảnh: Phương Anh

Do cây thốt nốt là biểu tượng của Chùa hàng chục năm qua, người dân chung tay giữ gìn. Hiện nhà chùa còn ươm thốt nốt từ trái rơi rụng trong khuôn viên để đem trồng tại những nơi đất trống, giữ gìn bản sắc địa phương.

PHƯƠNG ANH

27 tháng 6, 2024

Chùa Triều Long

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Triều Long

LỊCH SỬ CHÙA TRIỀU LONG

Chùa Triều Long tọa lạc tại ấp Lương Phú A, xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Giác Trí trụ trì.

Theo sử liệu ghi lại thì đây là một ngôi Đại Già lam cổ kính nằm hiền hòa giữa thôn xóm nên thơ thuộc xứ Bến Tranh.

Chùa Phước Sơn

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Phước Sơn

LỊCH SỬ CHÙA PHƯỚC SƠN

Chùa Phước Sơn  hiện nay do Thượng tọa  Thích Thiện Nguyện - Ủy viên Thường trực Ban Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Chợ Gạo làm Trụ trì, tọa lạc tại ấp An Lạc A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Lương Viên

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Lương Viên

LỊCH SỬ CHÙA LƯƠNG VIÊN

Chùa Lương Viên tọa lạc tại ấp An Lạc A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Minh Thông đảm nhiệm chăm lo Tam Bảo.
Vào thập niên 40 của thế kỷ XX, Thầy Thích Thiện Lý sau một thời gian phụng sự Tam Bảo tại chùa Phước Sơn (xã Lương Hòa Lạc), năm 1948, Thầy đã phát nguyện về lại phần đất nhà cất thảo am tịnh tu, lấy hiệu là Lương Viên Tự. Đến khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, Thầy Thích Thiện Lý cũng muốn được xin gia nhập vào sinh hoạt trong Giáo hội, thế nhưng tâm nguyện chưa thành thì Thầy đã viên tịch vào năm 1998, trụ thế 80 năm. Ngôi chùa Lương Viên từ đó cũng đi vào quên lãng.

Chùa Bửu Thắng

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Bửu Thắng

LỊCH SỬ CHÙA BỬU THẮNG

Chùa Bửu Thắng tọa lạc tại ấp Tân Mỹ, xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Ngọc Minh làm trụ trì.

Chùa Bửu Thắng được xây dựng vào năm 1890 do cụ bà Lê Thị Thứ phát tâm xây dựng trên phần đất nhà có diện tích một mẫu. Sau khi xây chùa xong bà cũng phát tâm xuất gia tu học và có pháp danh là Thích Nữ Diệu Tịnh.

Chùa Huệ Tường

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Huệ Tường

LỊCH SỬ CHÙA HUỆ TƯỜNG

Chùa Huệ Tường hiện nay do Ni sư Thích Nữ Lệ Chánh trụ trì, tọa lạc tại ấp Trung Hoà, xã Trung Hoà, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ban sơ chùa Huệ Tường được Lão cư sĩ Nguyễn Văn Giáo, pháp danh Thiện Pháp sáng lập vào năm 1950 trên diện tích đất 1.050 m², tọa lạc tại số 91, Đội 4, ấp Trung Hòa, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Phước Lâm

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Phước Lâm

LỊCH SỬ CHÙA PHƯỚC LÂM

Chùa Phước Lâm hiện nay do Thượng tọa Thích Minh Nghĩa trụ trì, tọa lạc tại ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

“Thành cổ chùa xưa vang tiếng chuông,
Hồn quê gửi ấm đã bao đời.
Phước Lâm tịnh địa lưu dấu sử,
Thuận Bình muôn thuở đẹp xinh tươi.”

Chùa Phước Lâm được thành lập vào cuối thế kỷ 18, cách nay khoảng 200 năm. Đây là ngôi chùa nằm trong quần thể di tích Óc Eo – Gò Thành.

26 tháng 6, 2024

Tịnh Thất Phước Quang

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Tịnh Thất Phước Quang

LỊCH SỬ TỊNH THẤT PHƯỚC QUANG

Nằm ẩn mình hiền hòa giữa cánh đồng với những dãy cây thanh long xanh ngát; tịnh thất Phước Quang tọa lạc tại ấp Quang Ninh, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Long Thạnh

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Long Thạnh

LỊCH SỬ CHÙA LONG THẠNH

Chùa Long Thạnh là ngôi chùa mới được được phục hồi, tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Long Thạnh vốn đã có từ trước năm 1945, tọa lạc tại ấp Quang Phú, xã Quơn Long. Nhưng do trong thời kỳ chiến tranh ngôi chùa đã bị hư hoại hoàn toàn, đến khi đất nước hòa bình, vì Giáo hội còn nhiều bề bộn, Ban Đại diện Phật giáo huyện Chợ Gạo bấy giờ còn non trẻ, nhân sự lại ít nên ngôi chùa không được sự quan tâm tu sữa, theo thời gian chùa đã dần vào hoang phế, quên lãng. Thế nhưng, như có một nhà thơ đã từng nói:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tiên.”

Chùa Trường Quang

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Trường Quang

LỊCH SỬ CHÙA TRƯỜNG QUANG

Chùa Trường Quang tọa lạc tại ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay cho Ni sư Thích Nữ Trung Thiện làm Trụ trì.

Nguyên trước kia chùa Trường Quang được tọa lạc tại ấp Trường Xuân B, xã Thanh Bình, do Hòa thượng Thích Chánh Nguyện sáng lập. Hòa Thượng là người xuất thân tu tập tại chùa Khánh Lâm (xã Đăng Hưng Phước) nên khi viên tịch năm 1939 nhục thân của Hòa thượng được nhập Tháp tôn thờ tại khuôn viên chùa Khánh Lâm.

Sau khi Hòa thượng Chánh Nguyện viên tịch, có bốn vị Thượng tọa tiếp tục trông coi ngôi Tam bảo Trường Quang nhưng không biết thời gian là bao lâu; hiện chỉ còn lại bốn ngôi mộ mà không biết danh tánh. Sau đó do chiến tranh tàn phá, chùa Trường Quang bị đổ nát hoàn toàn. 


Năm 1948, Thượng tọa Thiện Tâm đã cho dời chùa Trường Quang về nơi tọa lạc hiện tại và chăm lo hương khói ngôi Tam bảo. Đến năm 1949, Thượng tọa đã cho trùng tu lại Chánh điện với kiến trúc bán kiên cố, mái lợp ngói âm dương, vách tường, nền tráng xi măng.

Công đức viên mãn, năm 1963 Thượng tọa Thiện Tâm viên tịch. Chùa Trường Quang rơi vào cảnh không người tu tập, tất cả mọi việc hương khói, cũng lễ đều do Phật tử địa phương đảm trách; và theo thời gian chùa Trường Quang bị hư sụp gần như không còn gì cả.


Năm 2007, nhận lời thỉnh cầu của Phật tử địa phương, được sự chấp thuận của Giáo hội, sự cho phép của các cấp chính quyền, Ni sư Thích Nữ Trung Thiện đã về trụ trì chùa Trường Quang cho đến ngày nay. 

Nhận thấy tính cấp thiết và tình trạng thực tại của chùa, nên Ni sư đã tiến hành đại trùng tru vào năm 2008.

Buổi ban đầu xây dựng công trình gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, về sau được sự phát tâm dõng mãnh của gia đình Phật tử Mai Văn Sên, Pháp danh Đạt Lai Đệ và con gái là Mai Tường Khanh, Pháp danh Diệu Kim; gia đình Nguyễn Kim Hiền pháp danh Huệ Thục cùng một số Phật tử gần xa nên ngôi chùa Trường Quang được hoàn thành như ý nguyện sau 02 năm xây dựng.

“Chợ Gạo miền quê chùa xưa củ,
Trường Quang cổ tự được trùng tu.
Cơ duyên công đức lòng hướng thiện,
Tái tại ngôi chùa Phật sự chung.” 

Ngôi chùa hiện nay có kiến trúc kiên cố, mái được đúc bê tông và dán ngói lưu ly màu xanh, vách tường, các khung cửa đều làm bằng gỗ căm xe, nền lát gạch đá. Bên trong Chánh điện thờ Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tịnh mặc, Tây phương Tam thánh và chư Phật Dược Sư.

Tiếp theo sau đó, Ni sư Trụ trì cũng cho xây Quán Âm các, cổng chùa, tường rào, … Năm 2019, đủ duyên lành, Ni sư đã tạo mãi và mở thêm diện tích đất chùa rộng rãi như hiện nay.

Ngoài việc kiến tạo cảnh già lam, Ni sư Thích Nữ Trung Thiện còn tích cực hướng dẫn Phật tử hành thiện giúp đời, trao quà hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, tặng học bổng cho học sinh hiếu học, đem đạo vào đời trong tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”.

Một số ảnh tư liệu:








Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Giáo hội Phật giáo Tiền Giang - 21/056/2023

Chùa Từ Phong

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Từ Phong

LỊCH SỬ CHÙA TỪ PHONG

Chùa Từ Phong hiện nay do Ni sư Thích Nữ Đức Thiện làm trụ trì, tọa lạc tại ấp 5, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Thiên Phước

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Thiên Phước

LỊCH SỬ CHÙA THIÊN PHƯỚC

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ngôi chùa được cộng đồng người Hoa thành lập vào khoảng năm 1770 (hiện còn di tích để lại là ngôi mộ bằng đá ong lớn nằm phía trước lệch về bên trái sân chùa). Ban đầu khi mới thành lập chùa có tên là Hội Phước Tự, và vì chùa nằm ở làng Vĩnh Phước nên còn có tên gọi là chùa Vĩnh Phước. Thời gian này không rõ ai là người trụ trì chùa.

25 tháng 6, 2024

Chùa Hưng Thiền

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Hưng Thiền

LỊCH SỬ CHÙA HƯNG THIỀN

Chùa Hưng Thiền tọa lạc tại ấp Tân Tỉnh, xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Minh Thường đảm nhiệm trụ trì.

Ngôi chùa Hưng Thiền được thành lập vào năm 1946, do ông Huỳnh Tấn Mão (sinh năm 1921) phát tâm hiến đất và xây dựng với chất liệu bằng cây lá thô sơ. Sau khi xây dựng xong ông Mão cũng phát tâm tu tập tại chùa và mất khi nào không rõ.

Tịnh Xá Ngọc Định

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Định

LỊCH SỬ TỊNH XÁ NGỌC ĐỊNH

Tịnh xá Ngọc Định tọa lạc tại ấp Tân Long, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Ngọc Giới làm trụ trì.

Chùa Phước Điền

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Phước Điền

LỊCH SỬ CHÙA PHƯỚC ĐIỀN

Chùa Phước Điền hiện nay do Sư cô Thích Trung Hậu trụ trì, tọa lạc tại ấp Điền Thạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Phước Điền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19 (1825) bằng cây lá đơn sơ. Ban đầu chùa có tên gọi là Phước Long Cổ Tự, sau lần trùng tu năm Nhâm Tý (1972) mới được đổi tên thành chùa Phước Điền cho đến ngày nay.

Niệm Phật Đường Phước Bảo

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Niệm Phật Đường Phước Bảo

LỊCH SỬ NIỆM PHẬT ĐƯỜNG PHƯỚC BẢO

Niệm Phật đường Phước Bảo tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Tân làm trụ trì.

Duyên khởi hình thành Niệm Phật đường Phước Bảo được bắt nguồn từ một nhóm Phật tử tại xã Xuân đông đủ duyên đến quy y Tam Bảo với Hòa thượng Thích Thiện Tánh tại chùa Phước Điền (xã Long Bình Điền), được Hòa thượng hướng dẫn tu học Phật pháp và hành thiện giúp đời. Vì nhận thấy vùng đất thuộc xã Xuân Đông chưa có cơ sở tự viện Phật giáo, Phật tử Diệu Bảo đã phát tâm hiến đất và kiền thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Tánh đứng ra thành lập Chùa. Thế nhưng tâm nguyện chư thành thì Hòa thượng Thích Thiện Tánh đã mãn duyên trần và thị tịch.

24 tháng 6, 2024

Chùa Liên Hoa

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Liên Hoa

LỊCH SỬ CHÙA LIÊN HOA

Chùa Liên Hoa tọa lại tại ấp Tân Hòa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; do Đại đức Thích Minh Phước – Phó trưởng Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang, phụ trách TTXH Phật giáo huyện Chợ Gạo, thành lập và đang làm trụ trì để hướng dẫn Phật tử tu học.

“Sông Tiền một dãy nên thơ,
Liên Hoa chớm nở bên bờ sông xanh.
Quán Âm Nam Hải hình thành,
Làm nơi quy ngưỡng an lành muôn dân.”

Chùa Minh Sơn

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Minh Sơn

LỊCH SỬ CHÙA MINH SƠN

Chùa Minh Sơn nằm hiền hoà bên dòng Sông Chợ Gạo thơ mộng thuộc địa phận xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Phúc Huệ làm trụ trì.

“MINH tâm kiến tánh tịnh thân,
SƠN hà muôn cảnh dần thành hữu vi.
DIỆU hạnh lập tự tu trì,
CHÍ nguyện đạt được pháp thì sắc không”.

Chùa Long Thành

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Long Thành

LỊCH SỬ CHÙA  LONG THÀNH

Chùa Long Thành hiện nay cho Đại đức Thích Thiện Huệ - Ủy viên Ban Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo huyện Chợ Gạo làm trụ trì; tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

“Long Thành, Bình Điền noi dấu xưa,
Hoằng dương Phật pháp độ nhị thừa.
Tổ sư kế thế nêu gương sáng, 
Cứu giúp người đời thoát khổ đau.”


Năm 1898, ông Lưu Đức Thời là một cư sĩ mộ đạo, đã lập am thờ Phật để tịnh tu trên phần đất nhà của tổ tiên. Đến năm 1910 được sự tín ngưỡng của bá tánh quanh vùng, ngôi am nhỏ được xây dựng lớn hơn và có tên gọi là “chùa Long Thành” với kiến trúc nhà Nam bộ có ba gian, hai chái; chùa có Chánh điện, Tổ đường, Hậu liêu được làm bằng cột gỗ, vách ván, cửa song vuông, mái lợp ngói âm dương.

Ông Lưu Đức Thời trụ trì chùa Long Thành một thời gian thì mãn phần. Ông Trương Văn cũng là một cư sĩ của chùa được bổn đạo đề cử kế vị trông coi chùa Long Thành khoản 15 năm, sau đó cũng mãn phần.


Năm 1940, chùa Long Thành được Hòa thượng Yết ma Thích Thiện Hiếu từ làng Vĩnh Hữu về trị trì. Đến năm 1946 Hòa thượng Thích Thiện Hiếu bị lính Catôlíc quản thúc tại bót nhà thờ Thủ Ngữ. Lúc này ông Nguyễn Văn Quyển thay thế Hòa thượng ở chùa công phu, tụng niệm. Đến năm 1949 Hòa thượng được thả tự do và tiếp tục về chùa Long Thành trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu học.

Năm 1969, sau thời gian dài (59 năm) xây dựng và bị chiến tranh tàng phá nên chùa Long Thành bị xuống cấp, phần mái ngói bị hư hỏng nặng; Hòa thượng Thích Thiện Hiếu đã cho trùng tu và thay lại mái chùa bằng tole.

Năm 1971, Hòa thượng lần nữa trung tu lại Chánh điện chùa Long Thành bằng chất liệu bê tông cốt sắt, vách tường, mái lợp ngói tây. Sau lần trùng tu này, Hòa thượng tuổi đã cao, hóa duyên ký tất, Ngài đã thâu thần viên tịch, để lại niềm kính tiêc vô vàn cho bổn đạo Phật tử.

Để có người tiếp tục chăm lo Tam Bảo, năm 1974 bổn đạo Phật tử chùa Long Thành đã đến thỉnh Thầy Thích Thiện Quang về làm trụ trì. Ngoài việc hướng dẫn Phật tử tu học, Thầy Thích Thiện Quang cũng đã từng bước trùng tu lại các hạn mục chùa Long Thành dần được hoàn chỉnh hơn. Năm 2007, duyên trần đã mãn, Thầy Thích Thiện Quang viên tịch, môn đồ tứ chúng đã lập Bảo Tháp tôn thờ trong khuôn viên chùa. 

Bấy giờ chùa Long Thành được Sa di Thiện Bảo là đệ tử của Thầy Thích Thiện Quang trông coi, nhưng vì còn nhỏ tuổi, không đảm đương nổi trọng trách tại một trú xứ nên Sa di Thiện Bảo đã giao chùa lại cho Giáo hội quản lý.


Để ổn định đạo tràng, năm 2008, Ban Đại diện (nay là Ban Trị sự) GHPGVN huyện Chợ Gạo đã đề cử Đại đức Thích Thiện Huệ lúc bấy giờ đang tu học tại chùa Khánh Lâm (xã Đăng Hưng Phước) về trụ trì chùa Long Thành cho đến ngày nay. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có quyết định bổ nhiệm cho Đại đức Thích Thiện Huệ thế danh Phạm Ngọc Giàu, sinh năm 1964, làm trụ trì chùa Long Thành vào ngày 23 tháng 10 năm 2009.

Nhận thấy ngôi chùa dần bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho Phật tử và người dân trở về chiêm bái, tu học. Năm 2012 Đại đức Thích Thiện Huệ đã khởi công đại trùng tu lại Chánh điện; sau gần 02 năm xây dựng, ngôi chùa được hoàn thành trang nghiêm như ngày nay.

Được sự trợ duyên của bổn đạo và Phật tử gần xa, Đại đức Thích Thiện Huệ đã lần lượt xây dựng Tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Cổng chùa; đồng thời kiến tạo lại hoa kiểng trước sân chùa xanh mát, tươi đẹp. 

Một số ảnh tư liệu:







Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Giáo hội Phật giáo Tiền Giang -  13/04/2023