29 tháng 7, 2022

Chùa Long Tường

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Long Tường

CHÙA LONG TƯỜNG
Ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Vào cuối thế kỷ 18, vùng đất Chợ Bưng - Giồng Dứa dần trở thành một trong những căn cứ địa quan trọng chống thực dân Pháp ở miền Tây Nam Bộ. Rạch Chợ Bưng - Bến Chùa nối liền nguồn nước Sông Tiền chảy về vùng bưng biền Đồng Tháp Mười; tuy là con rạch nhỏ nhưng người dân giao thương qua lại đông đúc.

Năm 1782, Hòa thượng Bình Công (một vị sư người Hoa) đến hành đạo nơi vùng đất trù phú này và dừng chân tại ấp Long Thới, xã Long Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Định Tường (nay là ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cất thảo am, hàng ngày bóc thuốc trị bệnh miễn phí cho bá tánh, làm phương tiện truyền bá Phật pháp. Đó là tiền thân của chùa Long Tường.


Hòa thượng có duyên nên trị bệnh rất hiệu nghiệm, tiếng lành đồn xa, mọi người tới lui ngày càng đông, rồi phát tâm hùn phước xây lại nơi đây thành ngôi phạm vũ để Hòa thượng có nơi tu tập và hành đạo, hướng dẫn Phật tử tu học. Từ đó Tam Bảo chùa Long Tường hình thành và phát triển với tinh thần Y Phương minh của Phật giáo, phương tiện đem đạo vào đời, làm lợi ích cho chúng hữu duyên.

Tịnh Thất Ngọc Liên

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Tịnh Thất Ngọc Liên

TỊNH THẤT NGỌC LIÊN


Tịnh thất Ngọc Liên tọa lạc tại ấp Thạnh Thới, xã Đồng Sơn, huyện Gò công tây, tỉnh Tiền Giang, bên dòng sông Trà uốn lượn.

Chùa Thiên Trường

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa Thiên Trường

CHÙA THIÊN TRƯỜNG
Ấp Bình Trinh, xã Đồng Sơn, huyện Gò công Tây, tỉnh Tiền Giang


Xưa kia tại phủ Tân Hòa, tỉnh Gia Định (một phần xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây hiện nay) dân cư đông đúc, cánh đồng mênh mông. Bên bờ sông Tra uốn lượn hiền hòa, có rừng lá chạy dài tới thôn Lợi An (chùa Thiên Trường hiện nay là cuối rừng lá). Tương truyền rằng, thuở đó có một vị du Tăng (Pháp hiệu Bửu Huệ), không biết từ đâu đến vùng Tân Hòa khất thực, dùng cơm xong trú ẩn trong rừng lá. Các vị Mục đồng ở thôn Bình Phục Nhì (nay là xã Bình Nhì) thả trâu đến rừng lá nghỉ ngơi và gặp vị Sư ở đó cất thảo am thờ các pho tượng Phật do các chú tự nặn.

Chùa Phước Trường

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Phước Trường

CHÙA PHƯỚC TRƯỜNG


Chùa Phước Trường tọa lạc tại ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được ông Hội đồng Biện thành lập vào năm 1937 với kiến trúc tứ trụ, cột gỗ, mái lợp tol, vách tường, nền lát gạch tàu. Sau khi xây dựng xong, ông hội đồng Biện đã mời ông Lê Văn Quý làm thủ tự chăm lo hương khói.

Một thời gian sau, khi ông Quý mất, ngôi chùa được giao lại cho bà Lê Thị Thương – Pháp danh Diệu Sáng làm thủ tự.

Chùa Linh Châu

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Linh Châu

CHÙA LINH CHÂU (MỤC ĐỒNG)


Chùa Linh Châu tọa lạc tại ấp 4, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa cổ được hình thành từ niềm tin về đức Phật của những chú “Mục Đồng”, nên ngày xưa dân gian còn gọi là chùa Mục Đồng.

Chùa Linh Sơn

Huyện Gò Công Đông: Lịch Sử Chùa Linh Sơn

CHÙA LINH SƠN
Ấp 7 (Giồng Tháp), xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


Chùa Linh Sơn được thành lập vào năm 1864, bắt nguồn từ việc Mục Đồng nắn Phật thả ao lại nổi, thấy sự linh thiêng kỳ diệu, cụ Phan Văn Nhiều sinh năm 1846, Pháp danh Tâm Chánh – Ý Thành, hiệu Giác Huy, phát tâm xây dựng ngôi thảo am để tu hành và đặt hiệu là chùa Linh Sơn, tọa lạc tại địa chỉ ấp 7 (Giồng Tháp trên) xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Sư tổ Tâm Chánh – Ý Thành (Thiền), là người gốc Cần Giuộc (Long An) về đây cất thảo am tu tập, Trụ trì hành đạo từ năm 1864 đến năm 1930 thì viên tịch. Để tiếp nối Tổ nghiệp, năm 1930 Hòa thượng Trừng Tố - Xuân Thanh, hiệu Hoằng Khai, thế danh Lê Văn Sửu (Tự Sạn), đảm nhiệm Trụ trì đến năm 1961 thì Hòa thượng viên tịch.

28 tháng 7, 2022

Tịnh Xá Ngọc Đồng

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Đồng

TỊNH XÁ NGỌC ĐỒNG


Đến triều nhà Nguyễn, do những biến cố lịch sử Phật giáo Việt Nam không còn vững mạnh như các triều đại Lý - Trần, do đó dẫn đến sự ra đời của các Hệ phái Phật giáo khác nhau, nhất là ở vùng đất Nam Bộ.

Chùa Khai Minh

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Khai Minh

CHÙA KHAI MINH
Ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, Chợ Gạo, Tiền Giang


Chùa Khai Minh trước đây tọa lạc tại ấp Bình Trung Đông, xã Bình Phan, quân Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (nay là ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Chùa được thành lập vào năm 1969 do hai ông bà Lê Văn Chất và Nguyễn Thị Chánh phát tâm hiến đất xây dựng. Tổng diện tích phần đất là 3.000 m², trong đó có 2.500 m² là đất thổ cư lâu đời, phần còn lại là mồ mả ông bà nhiều đời của chủ đất.

Tu Viện Liên Hoa

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Tu Viện Liên Hoa

LIÊN HOA TU VIỆN
144, Ô 2, Khu II, TT. Chợ Gạo, H.Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang


Tu viện được xây dựng vào năm 1950 với tên gọi “Tịnh Giác Viên” hay còn được gọi là “Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa Tu viện” do hai cư sĩ Liêu Bồi Văn và Trần Thị Hoa sáng lập.

Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời kính tin Tam bảo, hộ trì Phật pháp; bà Trần Thị Hoa đã thọ Tam quy Ngũ giới và học Phật pháp với nhiều bậc cao Tăng. Người thường lui tới các Trường Phật học hỗ trợ kinh phí, cúng dường chư Tăng, Ni yên tâm tu học, tham gia nhiều công tác từ thiện xã hội, nuôi trẻ mồ côi... Với tâm nguyện kiến tạo một ngôi già lam nơi miền quê sông nước cho chư Tăng có nơi dừng chân tu tập. Như đủ duyên lành, nơi mảnh đất Chợ Gạo, Tiền Giang, bên dòng sông Trà uốn lượn, cây trái xum xuê bởi phù sa bồi đắp, với hàng cây cổ thụ đu đưa theo gió; Thế là, nơi đây ngôi Tam bảo được hình thành. Phía sau Chánh điện và hậu Tổ và một Thiền thất trang nghiêm được thiết kế một trệt, một lầu dành riêng cho những hành giả tu học và hành đạo. Có nhiều bậc Cao Tăng như Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Thiền Tâm cùng với những Thiền giả các Thiền viện thường đến đây nhập thất tu hành; do đó, về pháp môn tu tập, nơi đây đã mang đậm tính Thiền Tông cùng Tịnh Độ. Ngày nay, chư Ni tại Tu viện vẫn kế thừa, giữ gìn hai dòng tư tưởng tu tập giữa Thiền và Tịnh, bởi chư Tổ từ ngàn xưa có dạy:

Chùa Long Phan (Chùa Bà Kết)

 Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Long Phan (Chùa Bà Kết)


CHÙA LONG PHAN (Chùa Bà Kết)
Ấp Bình Hưng, Bình Phan, Chợ Gạo, Tiền Giang


Chùa Long Phan được thành lập vào khoảng thế kỷ 18 trên một cái gò cao được bao bọc xung quanh bằng nhiều cây me rợp bóng u tịch.

Tương truyền gò đất này trước kia là chỗ cư trú của một người đàn bà quốc tịch Campuchia có tên là Bà Kết. Bà thường làm nhiều việc phước thiện giúp dân làng. Bà là người đã cho xây cất ngôi Tam Bảo này để có nơi thờ cúng tu tập. Chính vì vậy mà chùa còn có tên gọi là “Chùa Bà Kết”.

Chùa Phước Điền

Huyện Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Phước Điền

CHÙA PHƯỚC ĐIỀN
Ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang


Chùa Phước Điền được thành lập vào năm 1855, do Hòa thượng Thích Bửu Thắng, húy Hồng Đông, thế danh Nguyễn Văn Đông tạo dựng tại ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Hòa thượng người quê gốc Cái Bè. Vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ XIX, hay danh và uy đức của Tổ Phi Lai - Chí Thiền nên Hòa thượng Thích Bửu Thắng đã trở về vùng Châu Đốc (An Giang) cầu pháp với Tổ sư để tu học, được Hòa thượng ban Pháp hiệu là Hồng Đông. Một thời gian sau Ngài xin Tổ trở về quê nhà cất am tu tập và hoằng dương Phật pháp; Tổ đã đồng ý và còn cho một số cây cột gỗ quý để về cất chùa, ban cho hiệu chùa là Phước Điền Tự.

Chùa Phước Hội

Huyện Cai Lậy: Lịch sử Chùa Phước Hội

CHÙA PHƯỚC HỘI


Chùa Phước Hội tọa lạc tại ấp 10, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang với diện tích đất là 1.320 m², do Ni sư Thích Nữ Như Hạnh làm trụ trì.

Ni sư Như Hạnh hiện là Ủy viên Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử huyện Cai Lậy.

27 tháng 7, 2022

Chùa Phước Trường

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Phước Trường

CHÙA PHƯỚC TRƯỜNG


Chùa Phước Trường hiện tọa lạc ấp Mỹ Khương, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Xưa kia chùa còn có tên gọi là chùa Cây Me, vì tương truyền nơi sân chùa có gốc me to, là nơi trú mưa tránh nắng của các mục đồng. Ban đầu, người dân địa phương đã lập cái miếu nơi đây để lạy tạ ơn trời Phật cho vùng quê được mùa, nhân dân ấm no hạnh phúc và lâu dần được mở rộng ra thành ngôi chùa nhỏ.

Chùa Bửu Toàn

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Bửu Toàn

CHÙA BỬU TOÀN
Ấp Song Thạnh, xã Tân Bình Thạnh, Chợ Gạo, Tiền Giang


Chùa Bửu Toàn được thành lập vào hậu bán thế kỷ 18 (lúc đó nơi này thuộc địa phận Dinh Long Hồ, Dinh này được thành lập vào năm 1732, trụ sở đặt tại Cái Bè) Ban đầu ngôi Tam bảo này được cất lên bằng cây lá đơn sơ với kiểu nhà một căn hai cháy, có hiệu là “Bửu Toàn Tự”, nằm khép mình nơi vùng quê hẻo lánh, hài hòa với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Phật tử miệt vườn, quanh năm tay lắm chân bùn, ruộng nương tần tảo nhưng tâm hồn luôn hiền lành chất phát. Bổn đạo nơi đây có lòng mộ đạo rất lớn nên kẻ công người của cùng nhau cất lên ngôi Tam bảo để làm nơi quy ngưỡng tu tập.

Chùa Phước Long

Huyện Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Phước Long

CHÙA PHƯỚC LONG


Chùa Phước Long hiện tọa lạc tại ấp Hòa Phú, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay vẫn chưa có tự liệu rõ ràng về thời gian cũng như người thành lập chùa. Thế nhưng theo những tư liệu hiện tại chúng ta có thể khẳng định chùa được thành lập từ khoảng thế kỷ 17. Trong tiểu sử của Hòa thượng Ngô Pháp Tạng thì năm 1918 (lúc bấy giờ Hòa Thượng đang trụ trì chùa Phước Trường xã Mỹ Tịnh An) vì thấy ngôi chùa cổ đã bị xuống cấp nên Hòa thượng đã cho trùng tu tái thiết lại chùa Phước Long này.

Chùa Hòa Thạnh

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Hòa Thạnh

CHÙA HÒA THẠNH


Trước đây, xã Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ nước Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho. Theo đó, điều chỉnh toàn bộ 1.211,64 ha diện tích tự nhiên và 5.505 nhân khẩu của xã Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành về thành phố Mỹ Tho quản lý. Hiện nay, xã Thới Sơn thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và bao gồm 4 ấp trực thuộc: Thới Hòa, Thới Bình, Thới Thuận, Thới Thạnh.

Chùa Bình An

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Bình An

CHÙA BÌNH AN


Chùa Bình An được Ni sư thượng Chí hạ Chơn húy Diệu Hòa thành lập năm 1920 tại ấp Tân Thuận A, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Phật Quang

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Phật Quang

CHÙA PHẬT QUANG
126/6 đường Lê Thị Hồng Gấm, phường 6, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang


Chùa Phật Quang do Hòa thượng Thích Giác Tân đứng ra thành lập vào năm 1953. Ban đầu nơi đây chỉ là một am lá nhỏ để Hòa thượng tịnh tu. Đến năm 1968, vì cảm mến đức độ tu tập của Hòa thượng nên quý Phật tử đã phát tâm xin Hòa thượng cho phép sửa chữa ngôi am lá lại thành một ngôi chùa tươm tất hơn, vách tường, mái lợp tol và được Hòa thượng đặt hiệu là chùa Phật Quang.

Chùa Thiên Phước

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Thiên Phước

CHÙA THIÊN PHƯỚC


Năm 1812, ông bà Lê Văn Học là người địa phương đã phát tâm hiến cúng gần 2 mẫu đất để xây dựng chùa Thiên Phước tọa lạc trên đường Gò Cát, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Tịnh Xá Ngọc Mỹ

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Mỹ

TỊNH XÁ NGỌC MỸ
Đường Đốc Binh Kiều, phường 2, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang


Vào năm 1950 có đoàn du Tăng trì bình khất thực hóa duyên nơi vùng đất Mỹ Tho do Đức Tổ sư Minh Đăng Quang dẫn đầu. Bấy giờ có các tín chủ giàu lòng tín tâm quý mến hạnh khất thực trì bình của đoàn du tăng Khất sĩ. Đặc biệt trong đó có cô Hai Chà người Ấn Độ đã phát tâm hiến cúng ngôi nhà lá cho Tổ sư và chư Tăng để có chỗ tạm nghỉ ngơi hành đạo, thời gian sau đó Tổ giao lại cho Ni trưởng Thích Nữ Tràng Liên (là thầy Bổn Sư của Ni trưởng Thích Nữ Nhan Liên) đứng ra thành lập ngôi Tịnh xá.

21 tháng 7, 2022

Tịnh Xá Mỹ Đức

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Tịnh Xá Mỹ Đức

TỊNH XÁ MỸ ĐỨC


Tịnh xá Mỹ Đức tọa lạc tại số 69 đường Nguyễn An Ninh, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 24 tháng 7 năm 1950 cô Chín Thanh và bà Tám thấy Hòa thượng Thích Từ Huệ (1910 - 1997) đi hành đạo khó khăn nên đã phát tâm hiến cúng 365 m² đất và cất lên một cái am nhỏ bằng tre lá thô sơ dâng cúng cho Hòa thượng có nơi trú chân, dần dần duyên lành hội đủ quý Phật tử đã cùng nhau xây dựng thành ngôi Tịnh xá trang nghiêm hơn với tên gọi Tịnh xá Mỹ Đức.

Chùa An Nghĩa

Huyện Cái Bè: Lịch Sử Chùa An Nghĩa

CHÙA AN NGHĨA


Chùa An Nghĩa do Hòa thượng Thích Nguyên Năm, thế danh Lê Văn Năm thành lập vào năm 1920 tại ấp An Thiện, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hòa thượng Thích Nguyên Năm trung niên xuất gia với tổ Tâm Hòa tại chùa Linh Sơn, tỉnh Tây Ninh, sau đó về y chỉ tu học tại chùa Phước Thạnh, thị trấn Cái Bè. Năm 1920, nhận lời kiền thỉnh của Phật tử, Hòa thượng đã về cất chùa An Nghĩa để hướng dẫn Phật tử nơi đây tu tập. Hòa thượng viên tịch năm 1963.

Chùa Phước Thới

Huyện Cái Bè: Lịch Sử Chùa Phước Thới

CHÙA PHƯỚC THỚI


Chùa Phước Thới được Hòa thượng Thích Từ Thuận thành lập vào năm 1943. Ngôi chùa tọa lạc tại số 30, tổ 2, khu phố 4 thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Ban đầu chùa chỉ là căn nhà ba gian, vách tường, mái lợp tol đủ để Hòa thượng Thích Từ Thuận tịnh tu. Đến năm 1963 thì Hòa thượng viên tịch. Sau khi Hòa thượng viên tịch, ông Lê Văn Trân pháp danh Thiện Chơn cùng bổn đạo Phật tử trông coi chùa khoảng 40 năm.

19 tháng 7, 2022

Chùa Sắc Tứ Long An

H.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Sắc Tứ Long An

CHÙA SẮC TỨ LONG AN


Long An Cổ Tự nguyên thủy là ngôi chùa làng do họ Trần khai lập. Chùa tọa lạc ở ngã ba Rạch Tràm, thuộc ấp Bình Sơn, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất vùng nhưng có lẽ là ngôi chùa được Sắc tứ muộn nhất, năm 1924. Qua chiến tranh, chùa bị hư hại và đã được tôn tạo nhiều lần, hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật ghi lại dấu ấn của một vị Hòa thượng đã từng làm nên danh hiệu Sắc tứ - Hòa thượng Võ Ngộ Thông, tục gọi là Hòa thượng Sâm.

Chùa Huỳnh Long (Giồng Tre)

Huyện Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Huỳnh Long (Giồng Tre)

CHÙA HUỲNH LONG (Giồng Tre)


Chùa Huỳnh Long là một ngôi chùa cổ tại ấp Bình Trị, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được dân làng thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVIII.

Khoảng giữa thế kỷ XIX (1860), Thiền sư húy Hải Cảm hiệu Ngọc Dũng đến đây tu học, nhưng sau đó đã về lại chùa cũ và viên tịch. Bổn đạo chùa Huỳnh Long thương tiếc Ngài nên tôn làm Lão tổ Hòa thượng và lập Long vị thờ tại Chùa đề: “Lâm tế Chánh Tông, tam thập cửu thế húy Hải Cảm, thượng Ngọc hạ Dũng đại Lão tổ Hòa thượng. Nguyên Đinh Mão niên (1808) chánh ngoạt thập ngũ nhật, vãng sanh Canh Ngọ niên 1870”.

Chùa Đức Lâm

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Đức Lâm

CHÙA ĐỨC LÂM
Ấp Mỹ Thanh, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang


Tiền Giang là một vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền hiền hòa chở nặng phù sa. Thành phố Mỹ Tho là trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh Tiền Giang, xưa kia được mệnh danh la Mỹ Tho đại phố. Mỹ Tho đại phố được hình thành cách nay hơn 330 năm, là một trong những đô thị phồn thịnh bậc nhất của miền Nam thời bấy giờ.

Chùa Long Nguyên

TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Long Nguyên

CHÙA LONG NGUYÊN
Ấp 3, xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang


Chùa Long Nguyên được xây dựng vào năm 1841, do ông bà Đắc là địa chủ của vùng đất Mỹ Tho lúc bấy giờ đã mua 10 mẫu đất hiến cúng và cùng một số tín đồ Phật giáo đứng ra kiến tạo. Nhưng do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh vệ quốc và sự tàn phá của thời gian nên ngôi Chùa xưa đã bị hư hỏng gần hết, không còn giữ lại kiến trúc ban đầu.

Chùa Vạn Phước

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Vạn Phước

CHÙA VẠN PHƯỚC


Chùa Vạn Phước được thành lập vào năm 1946, do gia đình ông Nguyễn Văn Ngà và bà Huỳnh Thị Tỵ (bà Năm) phát tâm tạo dựng trên mảnh đất vườn 11.000 m² tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; Sau đó thỉnh Ni trưởng Thích Nữ Như Chơn về trụ trì chăm lo Tam Bảo và hoằng dương Phật pháp. Vì ông bà Năm vốn không có con, Ni trưởng Thích Nữ Như Chơn là cháu, kêu bà Năm bằng cô ruột.

Chùa Thiên Phước Ni

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Phước Ni

CHÙA THIÊN PHƯỚC NI


Thiên Phước Ni tự tọa lạc tại ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Năm 1969 hai ông bà Dương Văn Các pháp danh Bửu Đức (1921 – 1977) và Phạm Thị Năm pháp danh Diệu Phước (1919 - 2002) đã cất một ngôi chùa nhỏ để tịnh tu. Về sau hai ông bà đều đến xin cầu pháp xuất gia học đạo với Hòa thượng Thích Huệ Từ bấy giờ đang trụ trì và hành đạo tại chùa Nam An (xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành). Hòa thượng đã đặt cho hiệu chùa là Thiên Phước Ni Tự.

18 tháng 7, 2022

Chùa Nam An

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Nam An

CHÙA NAM AN
Ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Vĩnh Kim là vùng đất màu mỡ và trù phú của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa nên nơi đây cây lành trái ngọt quanh năm. Nhắc đến Vĩnh Kim là nhắc đến đặc sản trái cây “vú sữa lò rèn” vang danh khắp trong và ngoài nước; ngoài ra còn nhiều loại trái cây ngon khác mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương như: cam sành, xoài cát, hồng xiêm (sa pô chê)…. 
Người dân Vĩnh Kim vốn chịu thương chịu khó, hiền hòa và hiếu khách. Thế nhưng ít người biết rằng vào những năm 1940 nơi đây là vùng đất hoang sơ, vì gần với đồn bót của thực dân Pháp nên phần nhiều người dân đều đi sơ tán, vườn tược cũng bị bỏ hoang, ít người lui tới.

Chùa Thiên Hòa

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Hòa

CHÙA THIÊN HÒA
Ấp Tân Thạnh, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Chùa Thiên Hòa được thành lập vào năm 1958 do Ni trưởng Thích Nữ Diệu Minh xây dựng. Ni trưởng Diệu Minh là đệ tử xuất gia cầu pháp với Hòa thượng Thích Pháp Hiện chùa Hội Linh (Cần Thơ), nên sau khi thành lập Chùa, Ni trưởng đã đến thỉnh cầu và được Hòa thượng đặt hiệu chùa là Thiên Hòa.

Chùa Thiền Lâm

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiền Lâm

CHÙA THIỀN LÂM
Ấp Tân Hòa, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang



Chùa Thiền Lâm được thành lập vào năm 1925, do thầy Thích Thiện Đạo thế danh Nguyễn Văn Chính tạo dựng trên mãnh đất nhà để tịnh tu. Thầy Thích Thiện Đạo là đệ tử trung niên xuất gia cầu pháp với Hòa thượng Thích Pháp Lưu chùa Thiên Khánh, TP.Tân An, tỉnh Long An; nên sau khi cất chùa xong Thầy Thiện Đạo đã đến thỉnh Hòa thượng Pháp Lưu về chứng minh và được Hòa thượng đặt cho hiệu chùa là Thiền Lâm (Rừng Thiền). Lúc bấy giờ thầy Thiện Đạo được người chị ruột cho thêm 3 công đất ruộng (3.000 m²) để canh tác làm kinh tế cho Chùa.

Chùa An Lạc

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa An Lạc

CHÙA AN LẠC
532/2 ấp Tân Phú, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Chùa An Lạc được thành lập vào năm 1990, do Ni sư Thích Nữ Liên Chu thế danh Lâm Thị Tân Hoa, là đệ tử xuất gia thọ Pháp với cố Ni trưởng Thích Nữ Như Ngộ - Trụ trì chùa Thiên Phước (Phường Tân Khánh, TP.Tân An, tỉnh Long An) tạo dựng trên mảnh đất gần 3.000 m² để tịnh tu.

17 tháng 7, 2022

Chùa Trường Phước

Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Trường Phước

CHÙA TRƯỜNG PHƯỚC
Ấp Tân Thạnh, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Theo lịch sử ghi nhận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trong những vùng đất được khai phá và ổn định dân cư sớm nhất ở đồng bằng Sông Cữu Long. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, vùng giồng cát huyện Châu Thành đã có người vào khai hoang lập nghiệp.

Chùa Long Thạnh

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa Long Thạnh

CHÙA LONG THẠNH
Ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang


Đi dọc theo Huyện lộ 20 đến địa phận ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang chúng ta sẽ nhìn thấy xa xa giữa cánh đồng quê bát ngát lại có một ngôi chùa nhỏ hiện lên với kiến trúc đơn sơ nhưng cảnh trí rất hữu tình, là một nơi thanh tịnh, thiền vị cho những ai muốn tịnh dưỡng tâm hồn qua một ngày lao động mệt nhọc.

15 tháng 7, 2022

Chùa An Dương

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa An Dương

CHÙA AN DƯƠNG
Ấp Bình Hòa Đông, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.


Chùa An Dương được thành lập vào năm 1926 với tổng diện tích tự nhiên 3.704 m². Trước kia nơi đây là vùng đất hoang vắng giữa đồng nội, có một ao nước ngọt cho người dân trong làng lui tới lấy nước sinh hoạt (ao nước hiện nay vẫn còn). Hàng ngày mỗi buổi chiều các vị Mục đồng dắt trâu bò về ngồi nghĩ, lấy đất sét nắn tượng Phật thả xuống ao, tượng Phật không chìm mà nổi lên mặt nước, thấy sự linh thiêng, từ đó ngôi Chùa được thành lập.

Chùa Linh Sơn

Huyện Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa Linh Sơn

CHÙA LINH SƠN
17/1 Nguyễn Trung Trực, Khu phố 1, Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang


Xưa kia, vùng đất Vĩnh Lợi còn hoang vu; vào đầu thế kỷ XIX, ông Lê Văn Lắm ở tận Miền Trung vào đây khai khẩn một mảnh đất cất thảo am tịnh tu cho đến ngày Ông qua đời, mộ phần còn lưu lại nơi đây.

14 tháng 7, 2022

Chùa Mỹ Tuyền

Huyện Cái Bè: Lịch Sử Chùa Mỹ Tuyền

CHÙA MỸ TUYỀN
Ấp 2 xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang


Cái Bè là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, bên bờ phía Bắc của cầu Mỹ Thuận, là cửa ngõ đi thành phố Vĩnh Long và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa và cây ăn trái. Cái Bè là huyện xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang. Năm 2018, huyện Cái Bè có 16.350 ha vườn cây ăn trái, trong đó có 79% vườn chuyên canh các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Về địa lý hành chánh toàn huyện Cái Bè bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: An Cư, An Hữu, An Thái Đông, An Thái Trung, Đông Hòa Hiệp, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Thành, Hòa Hưng, Hòa Khánh, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Hội, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Lương, Mỹ Tân, Mỹ Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Thiện Trí, Thiện Trung.

Chùa Hội Phước

Huyện Cái Bè: Lịch Sử Chùa Hội Phước

CHÙA HỘI PHƯỚC


Chùa Hội Phước hiện tọa lạc tại số 295 tổ 8 ấp 2 xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Vào những năm tháng đầu thế kỷ XVIII (khoảng năm 1740 thời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng), Hòa thượng tánh Nguyễn húy Đạo Quang thượng Minh hạ Thành (ghi theo bài vị còn lại ở chùa) vì hạnh nguyện lợi tha và lòng từ bi, Ngài đã đến vùng đất Cái Sơn lập Tự hoằng dương chánh pháp, làm cho vùng này hưng thịnh một thời.


Thế rồi trải qua thăng trầm của đất nước, chùa Hội Phước đã bao lần thay hình đổi dạng, vì chiến tranh loạn lạc, nên không còn lịch sử để lại và cũng không biết rõ ai là người trụ trì kế tiếp, mặc dù chùa đã hiện hữu trên mảnh đất Cái Sơn – Rạch Ruộng này hơn 2 thế kỷ qua.

Chùa Thiền Quang

Huyện Cái Bè: Lịch Sử Chùa Thiền Quang

CHÙA THIỀN QUANG
Quốc lộ 30, ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang


Chùa Thiền Quang được thành lập vào năm 1816, do ông Hà Văn Hà và nhân dân đóng góp tạo dựng. Chùa trãi qua nhiều đời trụ trì nhưng không còn lưu giữ được danh tính và niên đại cụ thể.

Chùa Dư Khánh

Thị xã Gò Công: Lịch Sử Chùa Dư Khánh

CHÙA DƯ KHÁNH


Chùa dư khánh là một ngôi Cổ Tự có niên đại gần 200 năm, tọa lạc tại số 72, đường Tết Mậu Thân, khu phố 4, phường 3, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Chùa được tạo dựng do sự linh thiêng nơi “Khổng Tước Nguyên” (nguyên vì nơi đây có gò đất cao tập trung rất nhiều chim Công đến ở), kết hợp cùng sự tín tâm của người dân “Xứ Gò”. Vào năm 1820 do lòng kính tín Tam Bảo và cảm mến trước sự tu học của Cư sĩ Ngô Minh Trí, nên bà Trần Thị Bướm đã khởi phát tâm Bồ Đề hiến cúng đất để thành lập ngôi Tịnh thất cho Cư sĩ có nơi tu tập và cũng là nơi cho nhân dân bá tánh lễ Phật gieo duyên. Ngôi Tịnh thất được đặt tên “Dư Khánh” 餘 慶 thuở đó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ với vách lá đơn sơ.

Chùa Huệ Quang

Thị xã Gò Công: Lịch Sử Chùa Huệ Quang

CHÙA HUỆ QUANG
Số 5, đường Võ Duy Linh, Phường 5, Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang


Chùa Huệ Quang được thành lập vào năm 1930, do Hòa thượng Thích Bửu Thắng kiến tạo. Ban đầu chùa được đặt tên là chùa Thiên Ngươn, thuộc hệ phái Phật giáo Cổ truyền. Khởi nguyên nơi này chỉ là một thảo am vách lá để Hòa thượng tịnh tu, sau một thời gian được sự tín tâm mộ đạo của quý Phật tử xa gần nương về tu tập ngày càng đông, vì thế ngôi am tranh dần được tu bổ khang trang hơn.

Đến năm 1964, Hòa thượng khai sơn đã chuyển qua sinh hoạt theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trực thuộc Tổ đình Ấn Quang (TP.Hồ Chí Minh). Lúc bấy giờ nơi đây được chư Tôn đức dùng làm Văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Gò Công (cũ), do Hòa thượng Thích Huyền Quý làm Trưởng ban.

Chùa Giác Phước

Thị xã Gò Công: Lịch Sử Chùa Giác Phước

CHÙA GIÁC PHƯỚC


Chùa Giác Phước tọa lạc tại số 17 đường Phan Bội Châu, khu phố 2, phường 2, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, do Hòa thượng Thích Thiện Thọ khai sơn vào năm 1967.

13 tháng 7, 2022

Chùa Kim Thiền

Huyện Tân Phú Đông: Lịch sử chùa Kim Thiền

CHÙA KIM THIỀN
Ấp Tân Định, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang


Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1960 do ông bà Nguyễn Văn Dân cải gia vi am và thờ Đức Địa Mẫu, nên có tên gọi ban đầu là “Kim Thiền Hoàng Mẫu”.

Tổ Đình Linh Bửu

Huyện Tân Phú Đông: Lịch Sử Tổ Đình Linh Bửu

TỔ ĐÌNH LINH BỬU
Ấp Tân Quý, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang


Tân Phú Đông là vùng đất nằm trên cù lao Lợi Quan giữa hai nhánh sông Cửa Tiểu và Cửa Đại thuộc Sông Tiền. Huyện Tân Phú Đông được thành lập theo Nghị định 09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh; diện tích tự nhiên là 20.208,31 ha, dân số 42.926 người.

Chùa Tân Long

Huyện Gò Công Đông: Lịch sử chùa Tân Long

CHÙA TÂN LONG
Ấp Gò Lức, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.


Ngôi chùa này được hình thành vào khoảng thập niên 1890 với diện tích 2.933.2 m² do Hòa thượng Thích Chí Minh thành lập và trụ trì cho đến năm 1930 Hòa thượng viên tịch.

Chùa Khánh Vân

Huyện Chợ Gạo: Lịch sử chùa Khánh Vân

Chùa Khánh Vân
Số 235, ô1, Khu III, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang


Chùa được thành lập vào khoảng đầu thế kỷ 19 (1817), lúc ban đầu có tên là Chùa Lá Xé, tuy nhiên do thời gian và chiến tranh tàn phá Chùa không còn giữ được vết tích cũng như sử liệu ghi lại đáng tin cậy.

12 tháng 7, 2022

Chùa Liên Hoa

H.Gò Công Đông: Lịch sử chùa Liên Hoa

CHÙA LIÊN HOA
Địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


Chùa Liên Hoa được thành lập từ năm 1962 với diện tích 5.979,9 m². Thời Pháp thuộc, chùa Liên Hoa vốn là ngôi nhà của ông chủ Đẩu (tức ông Nguyễn Văn Đẩu); khi ông qua đời, người con trai của ông là ông Nguyễn Văn Sáng tiếp tục cai quản. Sau đó Pháp chiếm lấy nơi đây làm khu căn cứ hoạt động, nhưng cũng không được bao lâu rồi trả lại cho ông Sáng.

Chùa Linh Thứu III

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Thứu III

Chùa Linh Thứu III
Xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Vịnh – nguyên là thành viên Ban Hộ tự chùa Phước Hòa (Tên gọi trước kia của chùa Linh Thứu III), thì ngôi Chùa được thành lập năm 1925 và Ban Hộ tự đã bầu ông thầy Hai Nghiêm ở xã Long Hưng làm Chủ trì; bầu ông Hai Dư ở xã Bình Đức làm Phó Chủ trì (hai ông này đều có pháp danh nhưng ông Nguyễn Hữu Vịnh không nhớ được).

Ni sư Trụ trì tiếp chuyện với ông Nguyễn Hữu Vịnh – nguyên là thành viên Ban Hộ tự chùa Phước Hòa (Tên gọi trước kia của chùa Linh Thứu III)